BỆNH GIANG MAI VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT

Bệnh giang mai cũng có những điều ít người biết tới và ít người để ý. Vậy đó là những điều gì? Cách chữa trị là gì và thuốc sử dụng ra sao? Câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ nằm hết ở trong bài viết này.

Dấu hiệu phát bệnh giang maiDấu hiệu phát bệnh giang mai | G3VN

Bệnh giang mai có tất cả 3 giai đoạn biểu hiện bệnh:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn ủ bệnh, xoắn khuẩn giang mai thường ủ bệnh trong khoảng 3 tuần. Ở thời điểm này, khi mà đã đủ thời gian ủ bệnh, giang mai sẽ bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng của săng và hạch. Săng là một dấu hiệu đặc trưng của giang mai. Chúng là những vết trợt nông, có hình dáng là hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước nhỏ,chỉ nằm trong khoảng từ 0,5 – 2cm, có giới hạn rõ ràng và đều. Đáy vết săng sạch sẽ nhưng có màu đỏ chót như màu thịt tươi sống, nền cứng và không đau. Săng giang mai thường xuất hiện nhiều nhất là ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới sẽ hay thấy nhất ở môi lớn, môi bé và mép âm hộ. Ở nam giới hay thấy nhất ở bao quy đầu, miệng sáo, dương vật… Ngoài ra, các săng giang mai còn có thể xuất hiện ở miệng, môi và lưỡi…Sau 5 – 6 ngày khi có săng sẽ xuất hiện hạch, có thể là hạch vùng bẹn với dấu hiệu sưng to thành chùm, trong đó sẽ có một cái to nhất được gọi là hạch chúa.

  • Giai đoạn 2: Là giai đoạn của 45 ngày sau khi xuất hiện săng giang mai. Giai đoạn này có thể kéo dài lên đến tận 2 – 3 năm. Giai đoạn này sẽ xuất hiện các tổn thương về da và niêm mạc nhưng sau khi lành lại thường sẽ không để lại sẹo. Xoắn khuẩn giang mai thường gây nhiễm trùng máu với các triệu chứng như nóng sốt và nổi hạch. Giai đoạn này thường có các triệu chứng lâm sàng như: có các dát đỏ hồng rải rác ở xung quanh thân mình, nổi sẩn giang mai với đa dạng hình thái (như sẩn màu đỏ hồng, bị thâm nhiễm và có thể có vảy ở viền xung quanh, sẩn giang mai xuất hiện với dạng vảy nến, dạng giống trứng cá hoặc cũng có thể là sẩn hoại tử…)Bên cạnh đó, sẩn phì đại khi xuất hiện thường có ở hậu môn và khi vực sinh dục, khi viêm hạch lan tỏa và người bệnh thường bị rụng tóc theo kiểu rừng thưa.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện trong khoảng từ 5 đến 15 năm sau khi có săng và xuất hiện các triệu chứng như là bị săng thương sâu, có gôm ở da, xương, nội tạng hay tim mạch và thần kinh. Giai đoạn này, người bị nhiễm bệnh ít có khả năng lây truyền cho bạn tình vì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập và cư trú vào nội phủ ngũ tạng, không còn sinh trưởng ở da, niêm mạc nữa.

Chú ý: Trong khoảng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 và giữa giai đoạn 2 sang giai đoạn 3, bệnh tình có thể không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đó chính là giang mai kín ẩn và chỉ được phát hiện khi phát hiện thông qua huyết thanh.

Cách chữa trị bệnh giang mai tại nhà

Có nhiều cách chữa giang mai ngay tại nhà như một số phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo. 

Lá ngải cứu

Trong Đông y, cây ngải cứu được xem như là một loại dược liệu có công dụng cầm máu và bổ huyết khá tốt. Không chỉ vậy, cây ngải cứu còn có khả năng nhằm giúp cải thiện một số vấn đề liên quan đến xương khớp và những vận động của các chi. Vì thế, việc sử dụng lá ngải cứu sẽ giúp người bệnh bị nhiễm giang mai có thể khắc phục được các triệu chứng ảnh hưởng ở xương khớp.

Cách sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh giang mai rất đơn giản. Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu để pha thành trà uống thay nước mỗi ngày hoặc sử dụng sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ chính loại cây này. Kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó của bệnh giảm thiểu một cách rõ rệt.

Củ gừng tươiCủ gừng tươi | G3VN

Gừng tươi là thực phẩm không những có công dụng khử đi mùi tanh của các món ăn mà còn có khả năng khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng gừng tươi còn có thể làm giảm những triệu chứng như buồn nôn và chóng mặt.

Hệ thống thần kinh của những người nhiễm xoắn khuẩn giang mai thường rất hay bị ảnh hưởng nên họ thường xuyên có cảm giác muốn được nôn ói, chóng mặt và hay mệt mỏi. Do đó, việc sử dụng củ để gừng tươi pha với nước ấm, uống mỗi ngày cũng là một phương pháp có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh lý giang mai.

Cháo hoa mai

Cháo hoa mai cũng là một nguyên liệu Đông Y có công dụng rất tốt trong việc làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh giang mai. Cách sử dụng cháo hoa mai để chữa bệnh giang mai tại nhà được thực hiện như sau: Người bệnh lấy một ít hoa mai rồi rửa sạch, sau đó cho vào nồi cháo đã nấu chín. Khi ăn nhớ cho thêm chút đường để vừa đủ để ăn. Sử dụng cháo đều đặn mỗi ngày và thường xuyên, kiên trì trong thời gian dài nhất định, bạn sẽ thấy bệnh tình được cải thiện một cách rõ rệt.

Dùng Penicilin để điều trị giang mai

Giang mai rất dễ chữa trị khi còn ở giai đoạn đầu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị Penicillin. Đây chính là loại kháng sinh điều trị đặc hiệu, được sử dụng phổ biến trong việc điều trị giang mai nói riêng và viêm nhiễm nói chung. Nếu như người bệnh bị dị ứng với thành thần thuốc có loại kháng sinh này, người bệnh nên nói ra để bác sĩ đổi sang cho sử dụng một số loại kháng sinh điều trị khác như azithromycin, doxycycline hoặc ceftriaxone.

Với bệnh giang mai ở giai đoạn sau, sau đã phát triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng hơn về nội tạng và cả thần kinh, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiêm thuốc penicillin vào  tĩnh mạch mỗi ngày. Trong quá trình chữa trị bệnh giang mai, bệnh nhân cần phải tránh việc quan hệ tình dục cho tới khi các vết loét, săng giang mai trên cơ thể lành lại hoàn toàn 100% và phải có sự cho phép của bác sĩ.

Điều trị bệnh giang mai gia đoạn 2 ( giai đoạn sơ phát), đa số các bệnh nhân đều được điều trị theo 1 trong 3 phác đồ chữa trị theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp như sau:

  • Sử dụng Benzathin penicilin G: Tiêm trong 2 tuần liên tiếp với tổng số liều 4.800.000 IU tiêm bắp chân sâu. Mỗi tuần sẽ tiêm 2.400.000 IU, chia làm 2 bên, mỗi bên 1.200.000 IU.
  • Hoặc là sử dụng penicilin Procain G: Với tổng số liều 15.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm tối đa 1.000.000 IU, chia làm 2 lần sáng và chiều, sáng tiêm 500.000 IU, chiều tiêm 500.000 IU.
  • Hoặc là sử dụng benzyl penicilin G tiêm sau khi hòa tan với nước. Tổng số liều cần tiêm là 30.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm 1.000.000 IU chia làm nhiều lượt, cứ khoảng 2 – 3h tiêm 1 lượt, mỗi lần tiêm khoảng 100.000 – 150.000 IU.
  • Nếu bệnh nhân có dị ứng với thuốc kháng sinh penicilin, bác sĩ có thể  sẽ chỉ định thay thế bằng thuốc kháng sinh tetracyclin với liều lượng 2g/ngày, sử dụng trong 15 ngày. Một số người bệnh còn được chỉ định sử dụng erythromycin với liều thuốc 2g/ngày, sử dụng tối đa 15 ngày.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân đang nhiễm giang mai mới mắc hay đã bị mắc lâu năm mà các bác sĩ lựa chọn áp dụng phác đồ điều trị thích hợp. Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ phòng khám đã có dịch vụ khám chữa bệnh xã hội. Tuy nhiên, việc xét nghiệm và khám, chữa bệnh ở đâu an toàn, riêng tư, nhanh chóng mới là mối quan tâm lớn nhất của người mắc bệnh xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của người bị nhiễm bệnh, phòng khám Galant đã triển khai dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội ngay tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà của Galant đảm bảo bảo mật thông tin của mỗi khách hàng. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, có kết quả chính xác nhanh chóng, tiện lợi. Các bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhân viên y tế hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm kịp thời khi có nghi vấn.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo