Tác hại của bệnh giang mai đối với thai kỳ

Mẹ bầu khi bị nhiễm bệnh giang mai, chúng không những gây ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe của mẹ và còn có khả năng tác động mạnh tới cả thai nhi.

Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu đang mang thai rất có thể sẽ bị giang mai tấn công trực tiếp vào cơ thể và gây ra những biểu hiện của tổn thương ngay ở trên bề mặt của da, niêm mạc, nội tạng xương, tế bào thần kinh và cơ tùy theo tình hình diễn biến của căn bệnh. Những mẹ bầu bị nhiễm giang mai khi đang mang thai mà lại không điều trị kịp thời hoặc không chịu điều trị thì khả năng lây nhiễm cho em bé trong bụng là điều không thể tránh khỏi. Khi đang mang thai mà bị nhiễm giang mai, mẹ bầu rất dễ gặp phải các trường hợp như:

  • Sinh non: Tình trạng này dễ xảy ra trong thời kỳ khi mà mẹ bầu đang trong giai đoạn từ 6-8 tháng. Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai dễ dàng di chuyển và xâm nhập cơ thể của thai nhi, gây tổn thương các cơ quan nội tạng và dẫn đến việc thai bị chết lưu, nhẹ hơn thì sẽ dễ nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Sẩy thai: Hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 cho tới tháng thứ 6. Xoắn khuẩn giang mai ở thời kỳ này sẽ đi vào nhau thai gây ra tình trạng viêm động mạch, dẫn đến việc động mạch bị tắc. máu không lưu thông. Nhau thai dần dần bị hoại tử, thai nhi không thể nhận được các chất dinh dưỡng từ mẹ và dẫn tới tình trạng mẹ bị sẩy thai.
  • Thai chết lưu: Đây là tình trạng thường gặp ở những thai phụ đã đến tháng để sinh. Thông thường, khi bị tình trạng này, thai đã chết lưu từ mấy tháng trước khi được sinh ra hoặc chết ngay trong khi mẹ đang sinh, tỷ lệ này cũng chiếm lên tới khoảng 8%.

Đối với trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh | G3VN

Trẻ sơ sinh thường dễ bị nhiễm giang mai ngay từ khi còn trong bụng mẹ nếu mẹ bầu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số em bé sơ sinh có thể có biểu hiện phát bệnh giang mai ngay từ khi vừa được sinh ra. Còn lại, đa số các triệu chứng khởi phát của giang mai sẽ được biểu hiện rõ khi trẻ đã được 2 tuần cho đến 3 tháng tuổi. Những triệu chứng của giang mai dễ thấy như phát ban, sốt, mệt mỏi, da ửng đỏ và khóc khàn giọng. Các bé cũng có thể có biểu hiện của việc bị sưng gan và lá lách, bị vàng da, nhợt nhạt và thiếu máu… Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm giang mai cần phải hết sức cẩn thận, nếu không, không những bệnh tình không giảm xuống mà còn bị nhiễm trùng nặng hơn.

Cũng có một vài trường hợp trẻ sơ sinh không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giang mai ở trên cơ thể. Đến khi trẻ đã lớn hoặc thậm chí là khi trẻ vào tuổi thành niên thì căn bệnh đã chuyển sang các giai đoạn sau và gây những ảnh hưởng rất lớn tới xương khớp, tai, răng lợi, mắt và não bộ của trẻ.

Biểu hiện khi thai phụ nhiễm giang mai

Mẹ bầu bị nhiễm giang mai có khả năng cao lây truyền cho thai nhi thông qua con đường nhau thai, gây ra tình trạng nhiễm trùng bào thai và làm tăng khả năng sảy thai, sinh non, thậm chí còn có thể khiến thai bị chết lưu. Trong toàn bộ quá trình mang thai, thai nhi có thể sẽ bị lây nhiễm căn bệnh giang mai từ mẹ ngay khi còn trong bụng và khi chào đời, em bé đã bị nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh giang mai từ mẹ khi được mẹ sinh ra bằng phương pháp đẻ thường.

Khi bị nhiễm giang mai trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu rất có thể sẽ có những đặc điểm về bệnh lý lâm sàng khác biệt như là nốt săng giang mai của thời kỳ đầu tiên khi cư trú ở khu vực môi nhỏ của âm hộ phụ nữ có kích thước to hơn so với người bình thường.

Bên cạnh đó, các tổn thương của giang mai gây ra trong giai đoạn thứ hai thường không có nhiều các đặc điểm riêng biệt nên rất khó bị phát hiện. Ở giai đoạn này, người mẹ dễ dàng lây truyền bệnh cho thai nhi và gây ra tình trạng thai nhi bị nhiễm giang mai bẩm sinh. Thông thường, bệnh giang mai nếu lây từ mẹ sang con sẽ hay xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng thứ 4 và tháng thứ 5 của thai kỳ. Bởi vì khoảng thời gian này, nhau thai đã cho phép máu của mẹ dễ dàng trao đổi hơn với máu của thai nhi. Chính điều này là tiền đề tạo cơ hội giúp cho xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng xâm nhập vào thai nhi hơn qua mạch máu của dây rốn và bắt đầu quá trình lây bệnh.

Cách điều trị khi thai phụ nhiễm giang mai

Để điều trị bệnh xã hội giang mai, cách duy nhất được các bác sĩ khuyên sử dụng là dùng thuốc kháng sinh đặc trị Penicillin. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, liệu pháp bổ sung có lợi dành cho phụ nữ đang mang thai là: Đối với những phụ nữ bị nhiễm bệnh giang mai tiềm ẩn nguyên phát, giang mai tiềm ẩn thứ phát hoặc hoặc giang mai sớm thì liều thuốc thứ hai của benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM có thể được sử dụng ngay sau liều ban đầu 1 tuần.

Nếu giang mai được chẩn đoán khi mẹ bầu đang ở trong nửa sau của quá trình thai kỳ, bác sĩ nên quản lý, đánh giá thai nhi về việc mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, sự đánh giá này không được trì hoãn việc điều trị. Phụ nữ điều trị bệnh giang mai trong thời kỳ nửa sau của quá trình mang thai sẽ có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm hoặc bị suy thai nếu điều trị kết thúc có phản ứng Jarisch-Herxheimer. Các mẹ bầu này cần phải chú ý hơn về những vấn đề sản khoa sau khi kết thúc điều trị. Nếu còn nhận thấy bất kỳ những triệu chứng bất thường như sốt, co thắt hoặc thai nhi bị giảm chuyển động thì cần báo ngay với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Một số lưu ý dành cho phụ nữ khi mắc bệnh giang mai

Mẹ bầu khi mắc bệnh mai cần chú ý hơn tới những điều sau:

  • Sử dụng đúng và đủ tất cả các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn (bao gồm cả thuốc và thuốc tiêm bổ sung). Ngay cả khi tất cả các triệu chứng đã biến mất thì mẹ bầu cũng nên uống hết cho đủ quá trình điều trị.
  • Làm các thủ thuật về xét nghiệm máu và nên thường xuyên xét nghiệm định kỳ để đảm bảo đáp ứng đủ với liều penicillin thông thường.
  • Không được tiếp tục quan hệ tình dục với các bạn tình mới cho tới khi việc điều trị kết thúc hoàn toàn. Và xét nghiệm máu phải cho thấy nhiễm trùng đã hết, bệnh tình đã được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Phải thông báo cho bạn tình biết về tình trạng bệnh để họ đi xét nghiệm và điều trị nếu như cần thiết.
  • Phải xét nghiệm, sàng lọc và phơi nhiễm về hội chứng HIV.
  • Sau khi chữa khỏi bệnh, việc quan hệ tình dục luôn luôn phải sử dụng bao cao su và có các biện pháp phòng tránh an toàn khác.

Như vậy, nếu mẹ bị nhiễm giang mai trong quá trình mang thai thì nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ. Kèm theo đó, mẹ bầu nên thay đổi một số sinh hoạt trong cuộc sống để có lối sống an toàn, lành mạnh và đảm bảo hơn.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo