Nguyên nhân mắc bệnh giang mai
Bởi vì cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ giới ở dạng mở nên phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội liên quan đến tình dục hơn nam giới, bao gồm cả bệnh giang mai. Tác nhân gây bệnh giang mai là một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum. Loại vi khuẩn này có hình giống lò xo, có tất cả khoảng 6-14 vòng xoắn. Loại xoắn khuẩn này có sức sống rất kém, chúng không sống quá được vài giờ sau khi ra khỏi cơ thể con người. Tuy nhiên, chúng lại có thể giữ được tính di động rất lâu ở trong nước đá. Nhưng khi ở nhiệt độ 45 độ C trở lên, chúng nó sẽ bị chết sau khoảng 30 phút. Các dung dịch có tính sát khuẩn như nước rửa tay, xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn này nhanh chóng ngay trong vài phút.
Bệnh giang mai ở nam giới và cả nữ giới nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây viêm nhiễm tạo nên những tổn thương nghiêm trọng cho tất cả các bộ phận trong cơ thể. Một số hậu quả mà chúng gây ra có thể kể đến như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban đỏ ửng ngoài da, đau nhức khắp cơ thể, đau cơ xương. Nguy hiểm hơn, giang mai còn có thể gây ra những biến chứng có ảnh hưởng xấu đến nội tạng con người.
Theo thống kê đã đưa ra vào năm 2016, tại Hoa Kỳ đã có hơn 88.000 trường hợp bệnh nhân nhiễm giang mai được phát hiện ( dựa theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh).Ở Việt Nam, ngày nay, tỷ lệ người bị nhiễm bệnh giang mai cũng đang có xu hướng tăng lên cao. Tại TP.HCM, tính riêng bệnh viện Da Liễu đã ghi nhận 11.028 ca bệnh mắc giang mai ở người trưởng thành trong những năm từ 2010 – 2016. Còn riêng viện Pasteur TP.HCM, tỷ lệ các ca bệnh giang mai chiếm khoảng 2% – 3% trong tổng số 200.000 ca nhiễm khuẩn về đường tình dục ở Việt Nam.
Nguyên lý chữa bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không được điều trị trong nhiều năm sẽ có thể có ảnh hưởng đến cơ quan tim, mạch máu, não bộ và hệ thần kinh. Chúng sẽ làm tăng cơ hội khiến người bệnh bị lây nhiễm HIV, loại virus tiến triển mạnh sẽ gây ra bệnh AIDS. Theo thời gian, nó có khả năng phá hủy mạnh các cơ quan trong cơ thể và rồi sẽ dẫn đến tình trạng tử vong. Tất nhiên, đó là nếu như bệnh nhân không được điều trị thì nguy cơ lây truyền qua đường tình dục cho bạn tình cũng là điều hiển nhiên. Phương pháp điều trị bệnh giang mai được các bác sĩ đề nghị ở tất cả các bệnh nhân cũng như tất cả các giai đoạn phát triển của bệnh này chính là sử dụng kháng sinh penicillin, loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt được xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng một loại kháng sinh khác thay thế hoặc sẽ đề nghị khử nhạy với thuốc penicillin.
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đã bị mắc bệnh giang mai tiềm ẩn nguyên phát hoặc thứ phát hoặc đang giai đoạn đầu, thì phương pháp điều trị được đề nghị tốt nhất là tiêm penicillin liều đơn lẻ. Nếu người bệnh đã bị nhiễm giang mai lâu hơn một năm, khả năng rất cao là người bệnh phải cần thêm liều tiêm. Thường thì bệnh nhân sẽ không có thuốc không kê đơn hay các biện pháp điều trị tại nhà có thể chữa khỏi bệnh giang mai vì chỉ có kháng sinh mới có thể điều trị được bệnh này.
Điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 ( giai đoạn sơ phát), đa số các bệnh nhân đều được điều trị theo 1 trong 3 phác đồ chữa trị theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp như sau:
- Sử dụng Benzathin penicillin G: Tiêm trong 2 tuần liên tiếp với tổng số liều 4.800.000 IU tiêm bắp chân sâu. Mỗi tuần sẽ tiêm 2.400.000 IU, chia làm 2 bên, mỗi bên 1.200.000 IU.
- Hoặc là sử dụng penicillin Procain G: Với tổng số liều 15.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm tối đa 1.000.000 IU, chia làm 2 lần sáng và chiều, sáng tiêm 500.000 IU, chiều tiêm 500.000 IU.
- Hoặc là sử dụng benzyl penicillin G tiêm sau khi hòa tan với nước. Tổng số liều cần tiêm là 30.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm 1.000.000 IU chia làm nhiều lượt, cứ khoảng 2 – 3h tiêm 1 lượt, mỗi lần tiêm khoảng 100.000 – 150.000 IU.
- Nếu bệnh nhân có dị ứng với thuốc kháng sinh penicillin, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thay thế bằng thuốc kháng sinh tetracyclin với liều lượng 2g/ngày, sử dụng trong 15 ngày. Một số người bệnh còn được chỉ định sử dụng erythromycin với liều thuốc 2g/ngày, sử dụng tối đa 15 ngày.
Chữa giang mai bằng phương pháp dân gian
Các phương pháp chữa giang mai theo dân gian thường được sử dụng là:
Lá ngải cứu
Trong Đông y, cây ngải cứu được xem như là một loại dược liệu có công dụng cầm máu và bổ huyết khá tốt. Không chỉ vậy, cây ngải cứu còn có khả năng nhằm giúp cải thiện một số vấn đề liên quan đến xương khớp và những vận động của các chi. Vì thế, việc sử dụng lá ngải cứu sẽ giúp người bệnh bị nhiễm giang mai có thể khắc phục được các triệu chứng ảnh hưởng ở xương khớp.
Cách sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh giang mai rất đơn giản. Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu để pha thành trà uống thay nước mỗi ngày hoặc sử dụng sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ chính loại cây này. Kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng khó của bệnh giảm thiểu một cách rõ rệt.
Củ gừng tươi
Gừng tươi là thực phẩm không những có công dụng khử đi mùi tanh của các món ăn mà còn có khả năng khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, sử dụng gừng tươi còn có thể làm giảm những triệu chứng như buồn nôn và chóng mặt.
Hệ thống thần kinh của những người nhiễm xoắn khuẩn giang mai thường rất hay bị ảnh hưởng nên họ thường xuyên có cảm giác muốn được nôn ói, chóng mặt và hay mệt mỏi. Do đó, việc sử dụng củ để gừng tươi pha với nước ấm, uống mỗi ngày cũng là một phương pháp có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh lý giang mai.
Cháo hoa mai
Cháo hoa mai cũng là một nguyên liệu Đông Y có công dụng rất tốt trong việc làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh giang mai. Cách sử dụng cháo hoa mai để chữa bệnh giang mai tại nhà được thực hiện như sau: Người bệnh lấy một ít hoa mai rồi rửa sạch, sau đó cho vào nồi cháo đã nấu chín. Khi ăn nhớ cho thêm chút đường để vừa đủ để ăn. Sử dụng cháo đều đặn mỗi ngày và thường xuyên, kiên trì trong thời gian dài nhất định, bạn sẽ thấy bệnh tình được cải thiện một cách rõ rệt.
Muối trắng
Để sử dụng muối trắng chữa trị giang mai, hàng ngày người bệnh sẽ lấy một chút muối sạch vừa đủ rồi pha với nước ấm và dùng để tắm. Muối có tính sát khuẩn cao nên sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm sạch vi khuẩn có bám bề mặt trên da giúp ức chế mầm bệnh phát triển tại các vết thương. Đồng thời, muối còn có khả năng làm thuyên giảm những cơn đau nhức do giang mai gây ra tại xương khớp.
Lá Thổ Phục Linh
Thổ phục linh là một loại thực vật sống được rất nhiều năm. Sau khi thu hoạch xong loại cây này, người ta thường lấy sẽ phần thân và phần rễ. Sau đó, họ mang đi rửa sạch rồi thái mỏng và phơi khô.
Công dụng chính của dược liệu quý giá này là giải độc và đào thải đi các chất cặn bã. Chúng thường được dùng để điều trị cho các bệnh như đau khớp, lở loét ở ngoài da và ung nhọt,…
Theo y học cổ truyền, bệnh lý giang mai phát bệnh ra từ dương minh. Chính vì thế nên thổ phục linh là thực phẩm có công dụng chữa trị rất tốt và cũng có khá nhiều bài thuốc được điều chế ra từ loại dược liệu này để chữa giang mai..
Để sử dụng, người bệnh cần phải cắt thuốc Đông Y theo liều về uống.Uống đủ số thuốc đã cắt đem đi sắc từ 3-4 lần trong một ngày. Sắc uống đều đặn và nhớ sử dụng thuốc khi đang còn ấm để thuốc có thể phát huy hết những công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh giang mai.
Như vậy, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây Y thì bạn hoàn toàn có thể điều trị giang mai bằng thuốc Đông Y.Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh như trên. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có phương pháp điều trị giang mai được an toàn hơn.