Thuốc PEP là một hình thức điều trị dự phòng bảo vệ bạn khỏi HIV sau khi bạn đã bị phơi nhiễm HIV. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị phơi nhiễm với HIV, bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh HIV bằng cách dùng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP). Vậy thuốc PEP được sử dụng như thế nào và công dụng ra sao?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về thuốc PEP nhé.
Phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV là một thuật ngữ chuyên ngành y, được Bộ Y tế sử dụng để mô tả sự tiếp xúc của niêm mạc hoặc da của người không bị nhiễm HIV với máu, mô hay các chất dịch khác của cơ thể có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các trường hợp sau đây được gọi là phơi nhiễm HIV:
- Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm, truyền dịch hoặc lấy máu làm xét nghiệm nhưng vô tình bị kim đâm vào.
- Vết thương do dao mổ hoặc các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.
- Tổn thương qua da do bị các các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân đã bị vỡ đâm vào da.
- Máu hoặc dịch của người bị nhiễm HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào các vùng niêm mạc như mắt, mũi, họng.
- Tiếp nhận truyền máu từ người bị nhiễm HIV.
- Dùng chung các vật dụng có thể gây vết thương hoặc dính máu như: bàn chải đánh răng, kềm bấm móng tay.
- Do người khác dùng bơm, kim tiêm đã qua sử dụng có dính máu và có chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ ở các nghề khác nhau như công an, bác sĩ,… cấp cứu tai nạn giao
- thông, bắt tội phạm, …
- Khi quan hệ tình dục với người có nhiễm HIV mà người đó không sử dụng bao cao su phòng ngừa.
- Người mẹ bị nhiễm HIV có mang thai, sinh con qua đường âm đạo hay trong lúc cho con bú.
Trên thực tế, không phải người nào bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc người đó sẽ bị nhiễm HIV. Vì vậy để an toàn, bạn nên đến phòng khám Galant Clinic tiến hành làm xét nghiệm HIV để bác sĩ đánh giá tình trạng cụ thể.
PEP là gì?
Thuật ngữ “PEP” được viết tắt bởi các từ “Post Exposure Prophylaxis”, có thể hiểu PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) có nghĩa là một gói phòng ngừa HIV bằng thuốc khi cá nhân vô tình bị phơi nhiễm với HIV.
PEP (Dự phòng sau phơi nhiễm với HIV) là một loại thuốc viên uống trong 4 tuần mà bạn có thể dùng nếu bạn đã có nguy cơ phơi nhiễm HIV đáng kể. Thuốc có thể ngăn bạn nhiễm HIV.
Nói một cách khác, PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) có nghĩa là dùng thuốc để ngăn ngừa HIV sau một lần có thể bị phơi nhiễm.
Đối tượng có thể sử dụng thuốc PEP
Bất kỳ ai có nguy cơ lây nhiễm HIV trong vòng 3 ngày, thuốc PEP đều phù hợp với bạn:
- Quan hệ tình dục với bạn tình nghi nhiễm HIV và không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị rách
- Bị xâm hại tình dục.
- Dùng chung hoặc vô tình giẫm phải kim tiêm
Nếu bạn đã bị phơi nhiễm với HIV trong 3 ngày gần đây và muốn sử dụng thuốc PEP, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Để có được hiệu quả mong muốn, bạn nên bắt đầu uống thuốc PEP càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với HIV.
Nếu bạn biết mình có thể thường xuyên tiếp xúc với HIV (ví dụ, nếu bạn có bạn tình có thể nhiễm HIV), hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về PrEP.
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc PEP là gì?
Những nghiên cứu cho thấy, những người từng tham gia khóa điều trị phòng ngừa PEP có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ xảy ra tương tự như những người nhiễm HIV khi bắt đầu tham gia điều trị.
Qua đó, các tác dụng phụ được ghi nhận trong nghiên cứu bao gồm: tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, mệt mỏi. Nhiều người đã không thể hoàn thành gói PEP cũng vì những phản ứng phụ của cơ thể giống như trên.
Theo CDC (Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ), PEP là một loại thuốc an toàn cho người sử dụng, nhưng khi sử dụng đồng thời cùng với các loại thuốc điều trị HIV thì người sử dụng có thể vướng phải một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, chúng thường nhẹ và thường chỉ kéo dài vài ngày mà không có tác dụng phụ lâu dài như sau:
- Nhức đầu và chóng mặt
- Buồn nôn, ói mửa
- Phát ban, nổi mẩn ngứa trên da
- Tiêu chảy
- Rối loạn giấc ngủ
- Gây hại cho gan và thận: một số trường hợp hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn là gây tổn thương gan.
Thực tế, các loại thuốc PEP thường khá đắt và mạnh, vì vậy việc sử dụng thuốc PEP phải được thực hiện hết sức nghiêm túc.
Gói điều trị thuốc PEP sử dụng cùng các loại thuốc dùng để điều trị HIV vì vậy người dùng tham gia gói điều trị thuốc PEP có khả năng trải qua một số loại tác dụng phụ giống như người sử dụng thuốc điều trị HIV giống như trên.
Người bệnh cần lắng nghe các bác sĩ giải thích đầy đủ các tác dụng phụ trước khi cho người bệnh bắt đầu gói điều trị thuốc PEP vì trong quá trình tham gia gói điều trị thuốc PEP thì một số người thường dùng PEP hoặc bỏ qua vài liều thuốc vì ảnh hưởng của tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu người bệnh làm thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của PEP. Để có được cơ hội thành công tốt nhất, những đơn thuốc của thuốc PEP nên được tuân thủ nghiêm ngặt, nếu bạn bỏ lỡ hay quên uống một liều thuốc, hãy nhanh chóng uống bù lại ngay lập tức.
Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn trước khi kê đơn thuốc PEP. Chính vì điều này, bạn sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm máu trong quá trình uống thuốc PEP để theo dõi tác dụng của thuốc tới cơ thể bạn
Nếu bạn cảm thấy bản thân còn có thêm bất kì tác dụng phụ nào của thuốc ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị tốt hơn cho bản thân.
Cách sử dụng thuốc PEP an toàn hiệu quả
Để có hiệu quả nhất, thuốc PEP nên được bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi bị phơi nhiễm với HIV . Nếu bạn không cho phép thuốc PEP được khởi động trong vòng 72 giờ (3 ngày) thì nó không có khả năng hoạt động như một cách điều trị sau phơi nhiễm HIV. Vì vậy, bạn bắt đầu uống thuốc PEP càng sớm sau khi tiếp xúc thị cơ hội phát huy tác dụng của thuốc càng lớn hơn.
Gói điều trị thuốc PEP kéo dài 28 ngày, nếu bạn bắt đầu tiến hành điều trị trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm thì thuốc PEP có đủ khả năng bảo vệ bạn khỏi bị lây nhiễm HIV.
Thuốc PEP chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi cá nhân đó có khả năng tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm HIV gần đây, nhưng có hiệu quả tốt hơn trong vòng 24 tiếng (1 ngày), vì vậy bạn cần phải hành động nhanh chóng ngay.
Bạn cần bạn hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị thuốc PEP, cũng như để có cho mình cơ hội tốt nhất chống lại nhiễm HIV như uống thuốc hàng ngày trong vòng một tháng mà không bỏ sót một liều nào và không ngừng uống liều lượng theo quy định và luôn trao đổi thường xuyên về mặt triệu chứng cơ thể với bác sĩ của bạn.
Tuân thủ gói điều trị thuốc PEP kéo dài 28 ngày
Bạn phải thực hiện PEP sau bao lâu nếu bạn nghĩ mình gặp rủi ro nhiễm HIV?
PEP cần phải được bắt đầu sớm nhất có thể bởi vì các bằng chứng cho thấy thuốc có hiệu quả nhất khi được bắt đầu trong vòng vài tiếng sau khi phơi nhiễm với HIV. PEP sẽ không được thực hiện nếu đã sau 72 tiếng (3 ngày) kể từ lúc bạn nghĩ rằng bạn gặp rủi ro phơi nhiễm HIV .
Dùng PEP làm giảm nguy cơ lây truyền HIV sau khi quan hệ tình dục không an toàn nhưng không loại bỏ hoàn toàn.
Nếu ai đó đang dùng thuốc PEP thì liệu nó có làm cho họ miễn nhiễm với HIV không?
Thuốc PEP không thể thay thế các biện pháp phòng ngừa HIV khác, chẳng hạn như: sử dụng bao cao su, uống PrEP (một loại thuốc hàng ngày làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV) và không dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân.
Sau khi tham gia gói điều trị thuốc PEP thì sử dụng bao cao su không còn quan trọng?
Dù bạn đang tham điều trị gói thuốc PEP thì điều quan trọng là bạn vẫn cần sử dụng bao cao su vì:
- Sử dụng bao cao su có nhiều khả năng ngăn HIV lây truyền hơn là thuốc PEP
- Bao cao su giúp bảo vệ và ngăn ngừa mang thai, cũng như chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu và giang mai, trong khi thuốc PEP thì không thể.