PEP và PrEP: Trong thời đại ngày nay, HIV vẫn là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. May mắn thay, khoa học đã phát triển các phương pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ con người khỏi căn bệnh này. PEP và PrEP là hai loại thuốc được biết đến rộng rãi nhất hiện nay, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa HIV.
PEP là gì?
Thuật ngữ “PEP” được viết tắt bởi các từ “Post Exposure Prophylaxis”, có thể hiểu PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) có nghĩa là một gói phòng ngừa HIV bằng thuốc khi cá nhân vô tình bị phơi nhiễm với HIV.
PEP – Dự phòng sau phơi nhiễm với HIV là một loại thuốc viên uống trong 4 tuần mà đối tượng có thể dùng nếu đã có nguy cơ phơi nhiễm HIV đáng kể. Thuốc có thể ngăn bạn nhiễm HIV.
Hiểu một cách khác, PEP – dự phòng sau phơi nhiễm có nghĩa là dùng thuốc để ngăn ngừa HIV sau một lần đã bị phơi nhiễm.
Các loại thuốc PREP
PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) ở những người chưa bị nhiễm HIV, nhưng có những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Khác với PEP – Post Exposure Prophylaxis: đây là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Nói cách khác, ARV được cung cấp cho những người bị phơi nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm để dự phòng bị lây nhiễm HIV (phải được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm).
PrEP là sự kết hợp của hai loại thuốc kháng virus, TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200 mg trong một viên với liều một viên mỗi ngày.
PEP và PREP khác nhau như thế nào?
PrEP – Pre-Exposure Prophylaxis: đây là điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm.
Ý nghĩa điều trị PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) ở những người chưa bị nhiễm HIV, nhưng có những hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Khác với PEP – Post Exposure Prophylaxis: đây là điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm.
Nói cách khác, ARV được cung cấp cho những người bị phơi nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm để dự phòng bị lây nhiễm HIV (phải được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm).
PEP và PrEP là hai phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng thuốc, hai loại thuốc này có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus nhằm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T – lympho và duy trì hệ thống miễn dịch. Khi muốn sử dụng thuốc PEP và PREP thì cần phải xét nghiệm HIV có kết quả dương tính, và hiểu rõ tác dụng phụ hay gặp. Tuy nhiên giữa hai loại thuốc này vẫn có những điều khác nhau mà đối tượng muốn sử dụng cần lưu ý.
Đối tượng dùng PEP và PrEP khác nhau
Đối tượng sử dụng PrEP
Theo các nghiên cứu lâm sàng, PrEP đã được chứng minh là có hiệu quả cao với các nhóm đối tượng như:
- Quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM);
- Người chuyển giới nữ (TGW);
- Phụ nữ bán dâm;
- Các cặp dị nhiễm, tức là có 1 người nhiễm và một người không bị nhiễm HIV, trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hay điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đối tượng đó đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì một vài lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.
Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình bị nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người bạn tình không nhiễm HIV vì với tải lượng virus dưới 200 bản sao, người có nhiễm HIV khi đó sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình của họ.
Khác với PrEP, PEP là việc sử dụng thuốc kháng virus HIV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người nhiễm HIV (âm tính) với HIV và đã phơi nhiễm với HIV.
Đối với PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không dành cho những đối tượng có thể bị phơi nhiễm với HIV thường xuyên. PEP có thể phù hợp với đối tượng nếu có âm tính với HIV hoặc không biết tình trạng nhiễm HIV của mình và đối tượng nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với HIV trong 72 giờ qua. PEP thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Có phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể khi thực hành nghề nghiệp: nhân viên y tế bị kim bơm tiêm dính máu đâm vào tay khi làm thủ thuật hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu khi sơ cấp cứu; công an trong quá trình trấn áp tội phạm nhưng có tiếp xúc với máu của tội phạm, người bị các vật nhọn đâm, vết thương do người nghi nhiễm HIV tạo ra, v.v…
- Khi có quan hệ tình dục không an toàn (ví dụ: đối tượng đã bị rách bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV hoặc quan hệ với bạn tình nhiễm HIV mà không biết tải lượng virus hay tải lượng virus chưa bị ức chế).
- Sử dụng các chất kịch thích hệ thần kinh. Đặc biệt là các chất vi phạm pháp luật.
Có thể hiểu rằng PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không nhằm mục đích thay thế việc sử dụng thường xuyên các phương pháp dự phòng HIV khác.
Uống PEP và PrEP trong dự phòng nhiễm HIV trong bao lâu?
PEP: đối tượng sẽ bắt đầu uống thuốc trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc – phơi nhiễm. Uống trong vòng 28 ngày và xét nghiệm lần nữa sau 3 tháng kể từ khi uống thuốc.
Prep: khi đối tượng bắt đầu điều trị phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV sẽ sử dụng thuốc liên tục trong vòng 7 ngày trước khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn và sử dụng thuốc liên tục trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Uống liên tục mỗi ngày. Nếu đối tượng muốn ngừng điều trị thì đối tượng cần phải uống thêm liên tục 28 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối cùng.
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV là việc sử dụng thuốc kháng virus HIV (ARV) để ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng PrEP qua đường uống hàng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao vào năm 2014 và trong các khuyến cáo sau đó bổ sung năm 2016, trong đó có nhấn mạnh rằng trong PrEP có chứa tenofovir disoproxil fumarate (TDF) nên được khuyến cáo như một biện pháp dự phòng bổ sung trong gói dự phòng tránh nhiễm HIV kết hợp cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Ngoài PrEP uống hằng ngày, WHO cũng khuyến nghị sử dụng PrEP tình huống (ED-PrEP) ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
PrEP uống hàng ngày là việc sử dụng thuốc ARV có chứa tenofovir uống hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP đường uống hằng ngày được khuyên dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bao gồm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), người chuyển giới nữ (TGW), những phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy, vợ/ chồng, bạn tình không có nhiễm HIV của người có nhiễm HIV.
PrEP tình huống – event-driven PrEP hay ED-PrEP là sử dụng thuốc ARV uống 2 viên trước khi đối tượng có quan hệ tình dục qua đường hậu môn từ 2 đến 24 giờ và tiếp tục uống viên thuốc ARV thứ 3 sau khi đối tượng uống liều đầu tiên (2 viên ARV) được 24 giờ và uống viên thứ 4 sau 24 giờ uống liều thứ hai (1 viên ARV). ED-PrEP chỉ sử dụng cho đối tượng có quan hệ tình dục qua đường hậu môn – MSM.