Bệnh HIV và những điều ít người biết
HIV là bệnh xã hội phổ biến nhất. Những người bị nhiễm HIV chủ yếu là những người nghiện hoặc có quan hệ tình dục không an toàn. Và căn bệnh này cũng có những điều ít người biết. Vậy những điều đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bệnh HIV là gì? Nguyên nhân mắc bệnh HIV
HIV là một loại virus có tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus, chúng có thể gây ra một hội chứng có khả năng gây suy giảm miễn dịch ở người. Loại virus gây nên bệnh HIV này thuộc họ Retroviridae, là một loại virus có vật chất di truyền là ARN một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus này sẽ nhân lên và tấn công vào hệ miễn dịch của người nhiễm bệnh, trong đó có bao gồm các đại thực bào và các lympho bào T. Kết quả, chúng sẽ làm suy giảm những chức năng của hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhập của những vi sinh vật gây hại khác nên HIV còn được gọi là một loại bệnh cơ hội.
Nguyên nhẫn nhiễm bệnh HIV là do virus suy giảm hệ miễn dịch thuộc họ retroviridae tồn tại trong cơ thể loài người. Khi cơ thể bị nhiễm loại virus này, chúng sẽ sống ở trong các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch loài người như lympho bào T hay đại thực bào, tế bào tua rồi làm giảm mạnh số lượng tế bào khiến cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện có các trình trạng nhiễm trùng và vi khuẩn có hại phát triển.
Bệnh HIV phát triển ra sao?
- Bệnh lý HIV diễn ra bao gồm 4 giai đoạn phát triển là:
Giai đoạn cấp tính
- Giai đoạn này chính là giai đoạn đầu của bệnh HIV, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm cúm. Có thể chỉ là sốt nhẹ trong khoảng từ 37,5 – 38,5 độ C ngay sau khi bị lây nhiễm.
- Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng một tháng và tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, một số người bệnh cũng có những triệu chứng như là bị sốt, đau đầu, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết, đặc biệt nổi nhiều ở cổ và bẹn sau khi bị nhiễm HIV từ 2 – 4 tuần. Phản ứng mạnh của hệ miễn dịch khi chống lại loại virus này cũng có thể khiến cơ thể người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một số trường hợp có thể cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ, khớp hoặc bị buồn nôn, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà virus HIV đang di chuyển vào trong máu của bệnh nhân và bắt đầu nhân rộng ra với số lượng lớn. Các hiện tượng như viêm, sưng chính là những phản ứng của hệ miễn dịch với virus HIV. Tuy nhiên, không phải ai khi nhiễm HIV cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như này. Đa số các xét nghiệm sàng lọc thông thường, phổ biến cũng không xác định được bệnh ở thời điểm này nên giai đoạn này hay được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.
Giai đoạn nhiễm HIV không xuất hiện triệu chứng
- Ở giai đoạn này, người bệnh sống chung với HIV có thể sẽ không thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Vì lúc này, các bạch cầu mới đang chỉ bị tiêu diệt một lượng nhỏ không đáng kể nên cơ thể con người vẫn chưa có những phản ứng gay gắt. Nhưng thực chất, virus HIV đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong máu và các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Nhìn bề ngoài thì không ai có thể nhận biết được bệnh nhân có bị nhiễm HIV hay không. Ngay cả chính bản thân người bệnh cũng không thể biết nếu chưa có kết quả xét nghiệm máu. Đối với những bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 10 năm trở lên và bệnh tình sẽ tiến triển nhanh chóng hơn người có điều trị. Ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng nào thì virus HIV vẫn hoàn toàn có thể lây truyền sang cho người khác trong giai đoạn này. Và kể cả khi virus HIV đã đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền cho người khác vẫn có thể xảy ra nhưng với khả năng thấp hơn những người không được điều trị.
Giai đoạn có triệu chứng nhẹ
- Người bệnh ở giai đoạn có triệu chứng nhẹ có thể gặp các triệu chứng điển hình như: Sút cân nhẹ; lở loét miệng; phát ban, nổi sẩn ngứa; nhiễm herpes zoster; mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang hay viêm tai tái diễn. Đây chínhi là giai đoạn cận AIDS.
Giai đoạn tiến triển nặng
- Giai đoạn này chính là giai đoạn cuối cùng của HIV, được gọi là AIDS. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn AIDS là những rối loạn liên tục xảy ra liên quan đến việc suy yếu của hệ miễn dịch.
- Người bệnh sẽ bắt đầu bị nổi hạch toàn thân và kèm theo đó là những cơn sốt cao kéo dài. Cùng với đó có thể là các hiện tượng như tiêu chảy kéo dài trong khoảng một tháng hoặc hơn, sút cân mạnh không có lý do ( có thể bị sút tới khoảng 10% thể trọng của cơ thể bình thường). Nguyên do là cơ thể người bệnh đã bị mất đi hàng rào bảo vệ nên bất kỳ một vi khuẩn, virus nào cũng đều có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh cho người bị nhiễm.
- Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của người bệnh đã bị tàn phá gần hết, người bệnh có nguy cơ tử vong cao vì các nhiễm trùng cơ hội như là bị viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột hay các căn bệnh như ung thư hạch, lao phổi… Giai đoạn này của bệnh nhân HIV thường kéo dài không được quá 2 năm. Cũng có một số thuốc được chỉ định cho bệnh nhân dùng để kéo dài tuổi thọ nhưng cũng chỉ giúp kéo dài sự sống được thêm một khoảng thời gian ngắn chứ không thể hoàn toàn điều trị dứt hẳn bệnh tình. Ở những giai đoạn về sau, khả năng sống sót của bệnh nhân sẽ thấp dần đi, cơ thể suy nhược nhiều, người gầy gò, tiều tụy, không sức sống cũng như khả năng tử vong cao.
Phương pháp phòng tránh HIV
Để hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm cho người khác khi bị HIV, bạn có thể sử dụng những cách sau:
- Sử dụng những biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục. Bao gồm có các biện pháp như: sử dụng bao cao su và thuốc dự phòng HIV trước phơi nhiễm PrEP.
- Không được sử dụng chung kim bơm tiêm với những người bị nhiễm HIV
- Đối với người đã bị nhiễm HIV, hãy tham gia chữa trị đều đặn và thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì tải lượng virus ở mức ổn định và không thể phát hiện được.
Phương pháp dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) là việc sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV – loại thuốc kháng virus ARV để ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm virus HIV sau khi thực hiện một loạt hành động tiềm ẩn nguy cơ. Sau khi phơi nhiễm HIV, virus HIV sẽ không gây ảnh hưởng ngay lập tức lên toàn hệ thống mà sẽ mất một khoảng thời gian trì hoãn lại trong 2-3 ngày trước khi chúng xuất hiện trong máu. Ở giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng virus HIV có thể phòng ngừa việc truyền nhiễm HIV bằng cách khống chế sự phát triển của virus, cô lập và đào thải bỏ những tế bào đã bị lây nhiễm HIV ra khỏi cơ thể con người.
Những đối tượng cần phải nhanh chóng thực hiện việc dự phòng sau phơi nhiễm HIV là:
- Người có những mối quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn với đối tượng nghi bị nhiễm HIV
- Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc các thiết bị khác có dính máu để tiêm chích ma túy
- Người đã bị tấn công tình dục
Thời gian tốt để dự phòng lây nhiễm bệnh HIV
Người có khả năng bị lây nhiễm HIV cần bắt đầu uống thuốc phơi nhiễm virus HIV càng sớm càng tốt. Do tỉ lệ hiệu quả của loại thuốc có thể sẽ sụt giảm theo từng giờ ( nếu người nghi nhiễm có thể sử dụng trong vòng 72 giờ là tốt nhất). Duy trì uống kết hợp thuốc kháng virus HIV liên tục trong 28 ngày, ngưng sử dụng thuốc sau khi đã xác định nguồn phơi nhiễm có kết quả âm tính với HIV.
Trên đây chính là những điều quan trọng về bệnh HIV mà ít người biết. Các bạn hãy cùng chia sẻ những thông tin hữu ích này tới nhiều người để mọi người cùng hiểu hơn về bệnh HIV nói riêng cũng như các căn bệnh xã hội nói chung nhé ạ.
Chia sẻ: