ẢNH HƯỞNG CỦA MẸ BỊ NHIỄM LẬU LÚC MANG THAI

Bệnh lậu thường phổ biến với nam và nữ trong độ tuổi sinh sản nên người phụ nữ rất dễ bị nhiễm lậu khi mang thai. Điều này liệu có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu với Galant thông qua bài viết sau.

Ảnh hưởng của bệnh lậu đối với người phụ nữ

Bệnh lậu có những ảnh hưởng nhất định tới người phụ nữ như sau:

Ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ

Bệnh lậu cần được chữa trị kịp thời để tránh gây tình trạng hiếm muộn, vô sinh ở người phụ nữ vì lậu khuẩn làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục, gây viêm nhiễm rồi làm tắc vòi trứng, ẩnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Gây nguy hiểm cho thai nhi

Ngoài việc lây nhiễm lậu cho người khác qua đường tình dục hay lây nhiễm qua con đường máu thì phụ nữ mang thai còn có thể lây nhiễm cho cả thai nhi. Thường là bị lây nhiễm vi khuẩn lậu qua đường âm đạo khi chào đời. Bên cạnh đó, bệnh lậu còn khiến em bé có nguy cơ bị sinh non. Vì thế phụ nữ mang thai cần kiểm soát sức khỏe tránh bị lậu.

Gây nhiều biến chứng ở trên cơ thể

Bệnh lậu có thể gây biến chứng viêm màng tim với tỉ lệ từ 1-3%, rất nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nhiễm trùng máu cũng là một biến chứng của vi khuẩn lậu cầu. Lậu khuẩn sẽ theo đường máu mà di chuyển tới các bộ phận khác trong cơ thể để làm nhiễm trùng ở vị trí đó. Ngoài ra, những biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới khi mang thai là viêm mắt, trở nặng sẽ bị mù lòa. Nếu phụ nữ bị lậu hầu họng thì sẽ có thể bị viêm amidan, đau họng, sưng họng và loét họng.

Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người

Người bị bệnh lậu đa số đều có cảm giác e ngại, tự ti, chán nản và lo lắng bị người khác biết. Do đó, họ luôn tự gây cho mình cảm giác căng thẳng, áp lực và ngại ngùng khi gặp gỡ mọi người xung quanh. Nhiều người còn có triệu chứng bị trầm cảm. Hơn nữa, bệnh lậu sẽ khiến cho nữ giới cảm thấy đau khi quan hệ tình dục nên có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của vợ chồng cũng như chất lượng cuộc sống sinh hoạt sẽ bị suy giảm nghiêm trọng đáng kể.

Tác hại của bệnh lậu đối với thai kỳ

Vi khuẩn lậu cầu có hình nhỏ như hạt cà phê, đi từng đôi một với nhau, thường nằm ở phía trong tế bào của bạch cầu đa nhân. Lậu cầu khuẩn mang gram âm, lây truyền chủ yếu thông qua con đường xâm nhập niêm mạc của bộ phận sinh dục hoặc tiết niệu. Chúng sẽ làm tổn thương các tế bào và gây viêm nhiễm con đường sinh dục cũng như con đường tiết niệu với các tình trạng như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo cấp tính, viêm trực tràng, viêm hậu môn, áp-xe vòi trứng lâu ngày bị xơ hóa làm tắc vòi trứng.

Đối với người mang thai, vi khuẩn lậu thường làm viêm nhiễm con đường sinh dục dưới như là: viêm âm đạo, viêm màng ối, viêm cổ tử cung tác động lên thai và đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis với tỷ lệ lây nhiễm là khoảng 0,6 – 11,9%.

Biểu hiện khi thai phụ nhiễm lậu

Lậu khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ với nhiều hình thái khác nhau. Hơn nữa, tỷ lệ không có biểu hiện của bệnh lậu là rất cao. Vì thế nên bệnh thường không được phát hiện sớm. Điều này gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi thai nhi phát triển. Những biểu hiện của bệnh lậu ở phụ nữ có thai và ở người không có thai là hoàn toàn giống nhau.

Khi thai nhi từ 12 tuần tuổi trở đi, bánh nhau thai và màng nhau thai đã phát triển đầy đủ, đã che phủ hết bề mặt của buồng tử cung nên hạn chế được sự lan tỏa của lậu khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn lậu cầu vẫn có thể lây qua con đường bạch huyết hoặc đường máu. Nếu như lậu khuẩn có sẵn trong niêm mạc tử cung trước khi có thai thì biểu hiện của bệnh lậu vẫn có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu và giống như người không mang thai.

Biểu hiện của bệnh lậu lâm sàng tùy thuộc vào sự tổn thương và mức độ nghiêm trọng của cơ quan mà vi khuẩn lậu cầu tác động vào. Nếu như người phụ nữ bị viêm niệu đạo do lậu thì sẽ có những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, chảy mủ vàng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai sẽ tăng cao nguy cơ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung với biểu hiện là ra huyết trắng có mùi nhiều, đi kèm với sốt và đau ở vùng bụng dưới.

Hậu quả khi phụ nữ nhiễm lậu thai kỳ

Phụ nữ nhiễm lậu khi mang thai sẽ thường gây ra tình trạng sinh non, biểu hiện là viêm màng ối, gây vỡ ối. Bé khi sinh non thiếu tháng sẽ rất nhẹ cân, khó nuôi và hay suy dinh dưỡng. Hơn nữa, trong quá trình sinh đẻ thì trẻ cũng rất dễ bị lây nhiễm khuẩn lậu qua âm đạo, gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt.

Biểu hiện sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau khi sinh với triệu chứng sưng huyết có mọng, kết mạc cương tụ, sưng phù cả mi trên lẫn mi dưới với nhiều mủ vàng. Hậu quả triệu chứng của bệnh lậu này nhẹ là giảm thị lực và nặng có thể là mù mắt.

 

Cách điều trị cho thai phụ khi bị nhiễm lậu

Thai phụ khi mang thai bị nhiễm lậu thì rất cần phải điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chó thai phụ sử dụng thuốc ở liều cao thì ảnh hưởng rất nhiều tới em bé trong bụng. Do đó, các chuyên gia và bác sĩ đã chọn lọc thuốc vô cùng kỹ càng trong điều trị nhiễm khuẩn lậu. Theo đó thì các thai phụ nên sử dụng loại thuốc thuộc dòng kháng sinh cephalosporin của thế hệ mới như là ceftriaxon hoặc cefixim. Tuyệt đối không được sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh tetracyclin, aminosid và quinolon vì các nhóm thuốc này đều có tác dụng không tốt lên sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với thuốc đặt tại chỗ ở vị trí âm đạo như thuốc neotergynan, thuốc colposeptine với các trường hợp viêm âm đạo và viêm cổ tử cung kể từ khi thai đã được 15 tuần tuổi trở đi.

Thai phụ nên khám thai đúng định kỳ, đi khám đầy đủ theo lời hẹn của bác sĩ. Điều trị nhanh chóng, kịp thời và tích cực đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm lậu, kết hợp điều trị cả với bạn tình bằng thuốc kháng sinh thế hệ mới nhóm cephalosporin. 

Một số lưu ý dành cho phụ nữ khi mắc bệnh lậu

Nữ giới khi bị lậu nên nhớ một số lưu ý sau đây để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu cho người khác và tăng khả năng chữa trị:

  • Sống chung thủy theo quy định một vợ một chồng của nhà nước. 
  • Giảm thiểu tối đa số bạn tình. 
  • Không quan hệ tình dục với người có nhiều mối quan hệ tình dục như người mại dâm
  • Dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo và hậu môn
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. 
  • Không cùng sử dụng đồ dùng cá nhân của mình với người khác và ngược lại
  • Không quan hệ tình dục với người khác khi đang bị bệnh lậu 

Nói tóm lại bệnh lậu đối với người phụ nữ khi mang thai là điều rất nguy hiểm đối với em bé trong bụng. Do đó, với thiên chức có thể trở thành những người mẹ, bạn nên có những biện pháp đảm bảo an toàn. Còn đối với những người đàn ông, các bạn cũng nên biết cách bảo vệ người phụ nữ của mình tránh khỏi những căn bệnh không mong muốn nhé.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo