Bệnh lậu thường hay gặp nhất ở những người đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, do đây là một căn bệnh xã hội mà nhiều người nhiễm bệnh có biểu hiện e ngại, không muốn điều trị. Vì thế, bạn nên biết một số điều về bệnh lậu như sau.
Vi khuẩn lậu cầu ủ bệnh mất bao lâu?
Thời gian để vi khuẩn lậu cầu ủ bệnh lậu được tính từ thời điểm người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn lậu cầu cho đến khi có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt. Thông thường, thời gian ủ bệnh của lậu khẩn khá ngắn, chỉ từ 2 – 5 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thời gian ủ bệnh của vi khuẩn lậu cầu lên tới 14 ngày. Thời gian ủ bệnh của lậu khuẩn nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và độ xâm nhập mạnh – yếu của vi khuẩn lậu cầu. Đối với người có hệ miễn dịch yếu và sức đề kháng kém thì thời gian xuất hiện biểu hiện của bệnh lậu sẽ ngắn hơn và ngược lại.
Trong thời gian ủ bệnh, người nhiễm lậu sẽ chưa có triệu chứng biểu hiện của bệnh lậu ngay. Do đó, họ có thể dễ dàng lây truyền vi khuẩn lậu cầu cho người khỏe mạnh mà không hề hay biết.
Sự phát triển của vi khuẩn lậu cầu diễn ra như thế nào?
Bệnh lậu tiến triển dựa trên 3 giai đoạn từ khi xâm nhập cho tới khi có biểu hiện của bệnh lậu.
Các giai đoạn phát triển của vi khuẩn lậu
- Giai đoạn 1: Vi khuẩn lậu cầu gây bệnh xâm nhập vào cơ thể theo con đường truyền nhiễm. Sau 36 tiếng xâm nhập và tồn tại trong cơ thể, vi khuẩn lậu cầu bắt đầu tấn công mạnh vào các cơ quan trong cơ thể
- Giai đoạn 2: Vi khuẩn lậu cầu bắt đầu phát triển với số lượng lớn và tồn tại, gây tổn thương cho các cơ quan
- Giai đoạn 3: Bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của bệnh lậu với tần suất dày.
Các giai đoạn phát triển của lậu khuẩn nói chung là như vậy. Nhưng biểu hiện của từng giai đoạn về sự phát triển ở nam giới, nữ giới và trẻ em là khác nhau. Sự phát triển ở từng nhóm người bệnh cụ thể là:
Sự phát triển của lậu khuẩn ở nam giới
- Sự phát triển của lậu khuẩn ở nam giới lâu hơn nữ giới, thường chỉ từ 3 – 5 ngày là xuất hiện triệu chứng. Bởi vì nam giới có đường niệu đạo dài gấp 5 lần nữ giới nên ở giai đoạn xuất hiện triệu chứng cấp tính, nam giới có biểu hiện rõ ràng, rầm rộ hơn.
Sự phát triển của lậu khuẩn ở nữ giới
- Sự phát triển của lậu khuẩn ở nữ giới nhanh hơn nam giới do đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn với khoảng 3cm. Hơn nữa ở nữ giới còn có nhiều tuyến cơ học quanh niệu đạo nên rất thích hợp làm chỗ ẩn nấp cho lậu cầu khuẩn. Sau khi đã xâm nhập vào trong cơ thể, lậu khuẩn sẽ gây viêm tại vị trí niêm mạc của đường tiết niệu, kéo thêm cả bạch cầu đa nhân đến đó để thực bào và trở thành tổ chức gây hoại tử ngay trong quá trình gây viêm. Khu vực đã bị hoại tử đó thường sẽ có màu trắng hoặc màu vàng và sẽ bị đẩy ra ngoài theo hệ bài tiết, nên được mọi người gọi là tiểu ra mủ. Đa số phụ nữ bị nhiễm lậu đều không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng, trên 50% người nhiễm bệnh là những trường hợp không xuất hiện triệu chứng. Do đó, nhiều người bệnh không biết mình đã bị mắc lậu mà lây nhiễm vi khuẩn cho người khác. Một số ít trường hợp khác có triệu chứng nhẹ, thì lại nhầm lẫn với nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Sự phát triển của lậu khuẩn ở trẻ em
- Bệnh lậu tuy là mắc phải chủ yếu ở những người đang trong độ tuổi sinh sản thông qua qua con đường quan hệ tình dục không lành mạnh nhưng không vì thế mà nó có ít ảnh hưởng tới trẻ em. Trẻ em bị nhiễm lậu thường là do trong quá trình mang thai, mẹ nhiễm lậu nhưng không có biện pháp phòng tránh an toàn cho con. Bé sẽ bị nhiễm ngay khi còn trong bụng hoặc trong quá trình sinh. Bé sau khi nhiễm lậu sẽ bị mắc viêm kết mạc mắt có mủ, một căn bệnh nhiễm trùng màng lót ở trên da mắt và mí mắt. Sau 2 – 21 ngày sau sinh, mắt bé có dấu hiệu bị sưng phù, ửng đỏ kèm theo mủ vàng. Các triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì khả năng rất cao bé sẽ bị mù vĩnh viễn.
Nếu không chữa trị, bệnh lậu có tự khỏi được không?
Bệnh lậu có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, các trường hợp này chỉ chiếm một phần trăm rất thấp. Nếu như người nhiễm lậu cứ ỷ lại vào điều này thì sẽ rất có thể mắc một vài biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng xảy ra đối với nam giới:
- Viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn, viêm bàng quang…
- Miệng sáo chảy mủ dịch xanh vàng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu…
Biến chứng xảy ra đối với nữ giới:
- Khí hư ra bất thường kèm mủ gây mùi hôi
- Tỷ lệ cao bị viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…
- Dễ bị sảy thai hoặc thai lưu, sinh non… Hơn nữa, nguy cơ thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh cao.
- Nếu kéo dài thời gian không điều trị có thể bị vô sinh hoặc hiếm muộn.
Bệnh lậu nên ăn gì?
Người bị nhiễm lậu nên ăn các thức ăn thanh đạm, có tính mát và giàu protein.
Thực phẩm thanh đạm
Người bệnh nên ăn những món ăn thanh đạm với cơ thể không chỉ riêng đối với bệnh lậu mà bệnh nào cũng vậy. Bời thực phẩm thanh đạm sẽ giúp cơ thể được nhẹ nhang, thoải mái hơn. Tốt cho quá trình trị liệu.
Các món ăn thanh đạm, giàu chất xơ và vitamin nên ăn như cháo, đậu xanh bí xanh, rau ngót và trái cây thanh nhiệt như nho, lê, táo, dâu… là sự lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh lậu.
Thức ăn giàu protein
Protein là hợp chất hữu cơ được tạo thành từ 4 acid amin có trong thức ăn. Đây chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ cơ thể tăng trưởng tốt, phát triển mạnh và phục hồi được toàn diện.
Các thực phẩm giàu protein nên ăn như sữa, đậu nành, ngũ cốc, thịt nạc… sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và có lợi tốt cho hệ miễn dịch.
Bệnh lậu nên kiêng gì?
Người bị nhiễm lậu tuyệt đối không được ăn đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ và uống rượu bia.
Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt chính là một đóng góp to lớn vào sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn lậu cầu. Chúng không những làm giảm đi tác dụng điều trị của thuốc mà còn khiến vi khuẩn lậu cầu sinh sôi, hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt là người bị lậu ở miệng, thực phẩm cay nóng sẽ khiến vết sưng, loét bị nặng thêm và lâu khỏi hơn, gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Những thực phẩm cay nóng nên kiêng như là: hạt tiêu, ớt, hành tây, rau mùi, rau răm, thịt dê, thịt chó… và các đồ chiên rán, đồ ngọt như bánh kem, kẹo….
Đồ uống rượu bia, chất kích thích
Một thủ phạm lớn khác trong việc làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh chính là rượu bia và và các chất kích thích. Do có tính kích thích cao nên người bệnh sẽ khó kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. Hơn nữa, rượu bia và chất kích thích còn làm giảm đáng kể tế bào hệ miễn dịch làm lành vết thương khiến bệnh tình lâu khỏi, tiến triển nặng hơn.
Trên đây là một số điều nên biết về bệnh lậu. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lậu. Chúc bạn sẽ luôn khỏe mạnh, bình an và vui vẻ nhé ạ