MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ BỆNH GIANG MAI

Giang mai là một loại bệnh xã hội rất được mọi người quan tâm. Sau đây là một số điều bạn nên biết về giang mai cũng như sự phát triển và các vấn đề phiền toái của căn bệnh này.

Thời gian ủ bệnh giang mai mất bao lâu?

Trung bình, thời gian ủ bệnh của giang mai là khoảng từ 3 đến 4 tuần (là từ 9 cho đến 90 ngày). Đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát hiện ra và điều trị nhanh chóng bệnh giang mai. Ở thời điểm này, bắt đầu xuất hiện săng giang mai với những nốt hình tròn, có kích thước dưới 2cm, không đau và không có gờ nổi cao. Sau khi xuất hiện săng, những tổn thương nghiêm trọng sẽ xuất hiện sau khoảng từ 1 cho đến 15 năm và gây ra nhiều biến chứng, tổn thương nặng nề cho người nhiễm bệnh.

Bệnh giang mai phát triển như thế nào?

Giang mai phát triển với 4 tình trạng phổ biến là:

Bệnh giang mai nguyên phát

Giang mai nguyên phát hay là giang mai giai đoạn đầu là giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai. Ở giai đoạn này, các triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 ngày đến 3 tháng, sau khi người bị lây nhiễm tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh giang mai. Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy rằng bệnh xuất hiện bằng các hạch bạch huyết nổi lên ở gần háng và rồi lan rộng ra xung quanh.

Thông thường, các dấu hiệu biểu hiện bệnh đầu tiên của bệnh giang mai chỉ là một vệt loét nhỏ nằm ở trên da, không đau và cũng không có cảm giác. Vết loét này được giới chuyên môn gọi là săng. Săng thường xuất hiện ngay tại chỗ xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, các vết loét bị tổn thương và săng có thể bị giấu ở bên trong của trực tràng hoặc là âm đạo. Thậm chí, có nhiều người mắc bệnh còn không biết tới sự xuất hiện của giang mai đang tồn tại trong cơ thể mình.

Các vết thương có thể sẽ tự lành sau khoảng từ 3 cho đến 6 tuần.Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng giang mai đang tự biến mất nhưng không phải, đây chỉ là quá trình thay đổi, tiến triển của bệnh tình sang giai đoạn thứ hai.

Bệnh giang mai thứ phát

Sau khoảng từ 2 đến 10 tuần, khi mà các vết loét đầu tiên bắt đầu biến mất, bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu tiếp theo bệnh giang mai thứ phát xuất hiện như sau:

  • Tình trạng phát ban trên da dẫn tới việc hình thành những vết loét nhỏ, có màu nâu đỏ.
  • Xuất hiện những vết loét trong khu vực vùng miệng, âm đạo hay là hậu môn
  • Có hiện tượng sốt
  • Gây viêm ở các hệ cơ quan trong cơ thể
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tóc rụng nhiều
  • Đau đầu xuất hiện thường xuyên
  • Mệt mỏi, căng thẳng cực độ
  • Xuất hiện tình trạng đau cơ

Những dấu hiệu này có thể tự biến mất trong vòng vài tuần hoặc cũng có thể liên tục xuất hiện và tự biến mất trong vòng một năm. Nếu không được điều trị ngay, các hiện tượng này có thể sẽ tiếp tục tái diễn. Kể cả khi các triệu chứng của giang mai không quay trở lại thì việc nhiễm trùng giang mai tồn tại trong cơ thể vẫn là điều hiển nhiên. Bệnh giang mai sẽ trở nên nặng nề hơn và dễ dàng lây nhiễm hơn cho những người có tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh giang mai ở giai đoạn ba

Sau giai đoạn thứ phát, có khoảng 15% – 30% những người bị lây nhiễm giang mai không được điều trị bị phát triển xuất hiện các biến chứng trở nặng. Bệnh giang mai ở giai đoạn ba chính là giai đoạn cuối cùng của biểu hiện bệnh. Nó có thể xuất hiện trong vòng từ 10 năm đến 30 năm sau khi có hiện tượng nhiễm trùng đầu tiên. Cơ thể người bị lây nhiễm có thể bị tổn thương nội phủ ngũ tạng vĩnh viễn và dẫn tới tử vong.

Các biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn này chính là các vấn đề về não bộ và thần kinh. Neurosyphilis là một tình trạng điển hình cho dấu hiệu này. Tình trạng này xuất hiện và phát triển khi xoắn khuẩn T. pallidum đã lây lan tới hệ thống thần kinh. Nó thường liên quan tới giang mai tiềm ẩn và bệnh giang mai khi đã ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra bất cứ khi nào sau khi qua giai đoạn nguyên phát.

Bệnh giang mai tiềm ẩn

Sau giai đoạn bệnh giang mai thứ phát mà bệnh nhân không có sự điều trị, bệnh tình có thể không tiến triển sang giai đoạn giang mai ở giai đoạn bà mà chuyển sang bị bệnh giang mai tiềm ẩn. Không phải ai khi mắc bệnh giang mai cũng bị chuyển sang giai đoạn này. Mà những người bị nhiễm bệnh mắc giang mai giai đoạn tiềm ẩn có nghĩa là mầm bệnh giang mai đã tồn tại trong cơ thể của họ rất nhiều năm rồi. Có một số trường hợp, các triệu chứng biểu hiện sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Mặc dù là, sự lây nhiễm của người đó có thể không còn nữa nhưng vi khuẩn gây bệnh giang mai thì vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Và với những trường hợp ở giai đoạn bệnh tiềm ẩn này, bệnh tình có thể tiếp tục tiến triển sang giai đoạn thứ ba.

Bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và thường xuyên gây ảnh hưởng đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến điều này chính là việc người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ khi còn ở trong bụng mẹ hoặc bị lây nhiễm ngay khi mẹ đang sinh thường. Những em bé bị mắc giang mai bẩm sinh nếu như vẫn còn ở trong bụng mẹ thì nguy cơ bị thai chết lưu và tử vong trẻ sơ sinh là rất cao. Theo các dữ liệu nghiên cứu của các Viện Nghiên Cứu qua nhiều năm cho thấy, nếu sản phụ không được sàng lọc và điều trị thì có tới 70% phụ nữ mắc bệnh giang mai sẽ có kết quả xấu xảy ra trong thời gian thai kỳ. Những kết quả này cũng bao gồm cả tình trạng tử vong sớm ở trẻ sơ sinh hay hiện tượng sinh non gây ra nhẹ cân và nhiễm trùng các cơ quan trên cơ thể trẻ.

Nếu trẻ sinh ra đã bị mắc bệnh giang mai thì hầu hết là không có triệu chứng biểu hiện. Nếu có thì có thể chỉ là triệu chứng mũi yên, khi đó sống mũi sẽ bị mất; hiện tượng trẻ sốt cao; khó phát triển, tăng cân; bị phát ban ở bộ phận sinh dục, vị trí hậu môn và miệng; mụn nước nhỏ nổi lên ở trên bàn tay và bàn chân dần chuyển sang phát ban có màu đồng. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ có thể bị kiểu nổi mụn nước mấp mô hoặc phẳng, và dần lan ra mặt. Nặng nhất, trẻ có thể phát triển lên các biến chứng ở nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như: gan to bất thường, triệu chứng vàng da, viêm tuyến, xương phát triển bất thường, gặp những vấn đề về não bộ và thần kinh…

Bệnh giang mai nên ăn gì?

Người bị giang mai nên ăn các thực phẩm như là:

  • Thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, đu đủ, gấc, trứng, sữa, khoai lang và các loại rau xanh đậm.
  • Thực phẩm giàu vitamin B2 như ngũ cốc, gan, thịt, trứng và sữa.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như khoai tây, đậu, cá, cam. 

Bệnh giang mai nên kiêng gì?

Người bị giang mai không nên ăn các thực phẩm như là:

  • Thực phẩm cay nóng: như ớt, quế, tiêu, gừng…
  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc là thức ăn nhanh: như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích.. 
  • Những chất kích thích như là: thuốc lá, bóng cười, rượu, bia, thuốc phiện.
  • Những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như bánh ngọt.  

Bên cạnh các lưu ý về chế độ dinh dưỡng như trên dành riêng cho người nhiễm bệnh giang mai thì người bệnh cũng cần nhớ rằng không nên quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị bệnh lý giang mai để tránh lây nhiễm cho người khác. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần phải thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Trên đây là những thực phẩm mà người nhiễm bệnh giang mai nên ăn và nên kiêng. Hi vọng rằng, sau bài viết này bạn đã có phương hướng điều trị giang mai cho bản thân mình cũng như người thân của mình đang bị mắc bệnh giang mai. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại trên trang web nếu như bạn đang cần được tư vấn hoặc hỗ trợ nhé ạ.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo