Các phương pháp xét nghiệm HIV thường dùng nhất

HIV là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Nhưng nếu chúng ta phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị phù hợp giúp kéo dài tuổi thọ. Có 3 cách xét nghiệm HIV thường được sử dụng đó là axit nucleic, kháng nguyên và kháng thể. Vậy cụ thể về những xét nghiệm này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.

Khái quát về HIV

HIV chắc chắn đã là cái tên quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Căn bệnh này bị gây nên do Human Immunodeficiency Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus HIV có thể bị lây truyền qua 3 con đường chính, đó là: đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.

Người nhiễm HIV sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng chính như:

  • Sụt cân liên tục
  • Tiêu chảy 
  • Sốt kéo dài
  • Các triệu chứng khác: ho dai dẳng kéo dài trên 1 tháng, nổi ban đỏ, ngứa toàn thân, xuất hiện các mụn rộp, nổi hạch,…

Nếu như chúng ta thấy xuất hiện các triệu chứng trên trong 1 thời gian dài thì hãy thực hiện ngay một trong những cách xét nghiệm HIV để phát hiện bệnh sớm nhất. Như vậy, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp giúp nâng cao sức khỏe của bản thân và kéo dài tuổi thọ. 

Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm virus HIV cao?

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm phải HIV nếu như chúng ta bất cẩn. Tuy nhiên, đối tượng nguy cơ cao đó là những người có liên quan đến các hành vi xã hội không lành mạnh. Ví dụ như: 

  • Người sử dụng ma túy, đặc biệt là sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ cùng 1 lúc với nhiều người, người hành nghề mại dâm.
  • Người mắc các loại bệnh có liên quan đến đường tình dục ví dụ như lậu, giang mai, chlamydia,…
  • Nếu bạn thường xuyên dùng chung các đồ dùng cá nhân sắc nhọn với những người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng,… thì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Theo khuyến cáo thì những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nên tiến hành xét nghiệm HIV 2 lần trong 1 năm. Bên cạnh đó, những người có người thân nghi nhiễm hay đã nhiễm HIV ví dụ như vợ/chồng/con hoặc bạn tình cũng nên thực hiện các xét nghiệm. Như vậy sẽ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mình liên tục và phát hiện sớm tình trạng bệnh để bảo vệ những người xung quanh.

Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm virus HIV cao?

Các phương pháp xét nghiệm mà HIV thường dùng

Như đã nói ở đầu bài viết, hiện nay có 3 cách xét nghiệm HIV phổ biến nhất hiện nay. Sau đây sẽ là những thông tin cơ bản nhất về 3 cách này giúp những ai đang quan tâm có thể nắm rõ được.

Xét nghiệm axit nucleic (NAT)

Axit nucleic là một loại xét nghiệm RNA. Mục đích của xét nghiệm này đó là giúp tìm kiếm xem virus HIV thực sự tồn tại trong máu hay không. Nhược điểm của phương pháp này đó là khá tốn kém nên không được sử dụng thường xuyên. Chỉ phù hợp với những người có nguy cơ cao với những triệu chứng ban đầu hoặc khả năng phơi nhiễm cao mà thôi. 

Xét nghiệm này giúp phát hiện người nhiễm HIV chuẩn nhất từ 10 đến 33 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Nếu có kết quả âm tính thì có nghĩa là vào thời điểm đó, trong cơ thể không có virus HIV hoặc chưa phát hiện ra. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thời kỳ “cửa sổ” (giai đoạn cơ thể sản xuất kháng thể) nên chúng ta không được phép chủ quan.

Nếu cho kết quả dương tính sau khi xét nghiệm thì có nghĩa là trong cơ thể của chúng ta đã có dấu vết của HIV. Lúc này, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp bằng thuốc kháng virus giúp sống khỏe mạnh trong nhiều năm.

Theo như những quy định của Pháp luật Việt Nam thì người bệnh sau khi phát hiện nhiễm HIV có trách nhiệm thông báo cho vợ hoặc chồng. Đồng thời, chủ động hạn chế các hoạt động và áp dụng biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ những người xung quanh như:

  • Luôn Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Khám sức khỏe định kỳ. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc khác virus như AZT (Zidovudine), DDI (Didanosin), Lamivudine, Indinaviz.

Xét nghiệm axit nucleic (NAT)

Xét nghiệm kháng thể

Cách xét nghiệm HIV thứ 2 dành cho những người nghi ngờ nhiễm bệnh đó là xét nghiệm kháng thể. Với xét nghiệm này, chúng ta sẽ thực hiện theo cơ sở gián tiếp giúp chỉ ra sự có mặt của virus. Sau khoảng từ 1-3 tháng các kháng thể sẽ bắt đầu xuất hiện nếu chúng ta nhiễm virus.

Quy trình được thực hiện xét nghiệm này là hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA – sàng lọc mẫu máu chứa kháng thể HIV). Trong trường hợp cho kết quả dương tính thì sẽ phải tiến hành xét nghiệm ELISA lại. Nếu tiếp tục dương tính thì phải xác nhận lại kết quả bằng phương pháp Western blot hoặc xét nghiệm huỳnh quang. Phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ trên 18 tháng tuổi và đặc biệt được dùng trong giám sát dịch tễ và chẩn đoán người nhiễm HIV.

Ngoài phương pháp xét nghiệm kháng thể này, chúng ta cũng có thể thực hiện xét nghiệm nhanh (test nhanh) cho kết quả chỉ từ 5 đến 15 phút để phát hiện nhanh nhất virus trong cơ thể.

Xét nghiệm kháng nguyên

Cuối cùng là cách xét nghiệm HIV phát hiện kháng nguyên. Kháng nguyên là những chất lạ có thể gây kích hoạt hệ thống miễn dịch của người bệnh. Trong trường hợp một người bị nhiễm HIV thì kháng nguyên P24 ngay lập tức sẽ được sản xuất sau khoảng từ 2 đến 4 tuần bị phơi nhiễm virus HIV.

Sau khi lấy mẫu máu, nhân viên y tế sẽ phân lập virus bằng phương pháp nuôi cấy tế bào để xác định sự nhân lên của HIV trong máu. Từ đó, phát hiện các axit nucleic hoặc DNA có trong các tế bào nhiễm.

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này đó là phát hiện trực tiếp kháng nguyên chính vì thế mà chúng ta có thể phát hiện sớm ngay cả khi virus chưa có trong cơ thể. Và thể sử dụng đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi. Thường được ứng dụng trong những trường hợp như nhiễm cấp, theo dõi điều trị và tính kháng thuốc. Sau từ 18 đến 45 ngày sau phơi nhiễm là bạn đã có thể phát hiện virus HIV trong cơ thể.

Xét nghiệm kháng nguyên

Quy trình thực hiện xét nghiệm HIV đối với người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi

Quy trình thực hiện cách xét nghiệm HIV bao gồm 4 bước với trình tự lần lượt như sau:

Bước 1: Người cần thực hiện xét nghiệm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ để được tư vấn cũng như cung cấp thông tin trước tiến hành.

Bước 2: Khi người được tư vấn đồng ý tiến hành thực hiện xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu để làm.

Bước 3: Việc xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV sẽ bao gồm cả xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định.

Bước 4: Nhận kết quả xét nghiệm sau đó chúng ta sẽ nhận tư vấn sau xét nghiệm.

Chia sẻ:

STAY CONNECTED !
Để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ thông báo sớm cho các thành viên cộng đồng về những hoạt động sắp diễn ra...
Đăng ký tư vấn miễn phí