ARV LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA ARV?

Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (PrEP) đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, bạn phải chú ý điều gì để giảm bớt tác dụng phụ và đạt hiệu quả cao trong sử dụng?

Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV (PrEP) đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, và hàng chục nghìn người hiện đang sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV trên cả nước. Tuy nhiên, ai muốn, phải chú ý điều gì để giảm bớt tác dụng không mong muốn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng.

ARV là gì?

Thuốc Arv TLD giá bao nhiêu? Giá thuốc Rẻ Nhất

ARV – Antiretroviral drug là một loại thuốc kháng virus HIV , ARV ngăn chặn sự nhân lên của virus, duy trì nồng độ virus trong máu ở mức thấp nhất càng tốt. Khi một người bị nhiễm HIV thì virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, vì vậy nếu được điều trị bằng thuốc kháng ARV, nồng độ virus trong máu thấp do đó hệ thống miễn dịch không bị ảnh hưởng.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: một người nhiễm virus HIV, được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đối tượng đó đạt tải lượng virus ở ngưỡng giảm thấp “không phát hiện được trong máu” thì từ không đáng kể đến không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục.

Không đáng kể ở đây có thể được hiểu là: quá ít hoặc không quan trọng, không đáng để xem xét hoặc không có ý nghĩa lây nhiễm. Tải lượng virus không thể phát hiện được định nghĩa là khi có ít hơn 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa: một người nhiễm virus HIV được điều trị bằng thuốc kháng ARV khi có tải lượng virus dưới ngưỡng có thể phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho người sống chung với bệnh HIV và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang cho bạn tình.

Thuốc ARV có mấy loại ?

Hiện có hơn 20 loại thuốc có sẵn trên toàn thế giới để điều trị nhiễm HIV. Các loại thuốc này được gọi chung là thuốc kháng virus (Anti-retrovirus / ARV). Dựa trên cơ chế hoạt động, chúng được chia thành 6 nhóm khác nhau. Thuốc được khuyến cáo sử dụng kết hợp hoặc đồng thời với ít nhất 2 nhóm thuốc khác nhau.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện có 6 loại thuốc ARV được sử dụng để chống lại căn bệnh này. 

  1. Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside / nucleotide (Nucleoside/Nucleotide Reverse Transcriptase Inhibitors -NRTI)
  2. Thuốc ức chế men sao chép ngược không phải nucleoside (Non-nucleoside Reverse Transcriptase Inhibitors- NNRTI)
  3. Thuốc ức chế men Protease (Protease Inhibitors -PI)
  4. Thuốc ức chế hòa màng
  5. Thuốc đối kháng thụ thể CCR5
  6. Thuốc ức chế men tích hợp Integrase (Integrase strand transfer inhibitors -INSTIs)

Các loại thuốc kháng virus (Anti-retrovirus – ARV)

Đối tượng sử dụng ARV?

Như chúng ta đã biết hiện nay thuốc ARV đang được sử dụng với hai mục đích: 

  • Cho người chưa nhiễm HIV: nhằm dự phòng lây nhiễm HIV. 
  • Cho người đã nhiễm HIV để ngăn chặn sự nhân lên của virus HIV, do đó giúp những người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và không làm lây truyền virus HIV sang người khác.

Ngày 16/11/2020 Quốc hội ban hành Luật số 71/2020/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người – HIV (gọi là Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi). Theo đó, từ ngày 01/7/2021, Nhà nước cấp miễn phí thuốc ARV cho các đối tượng sau đây:

  • Người bị nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn  nghề nghiệp;
  • Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn kỹ thuật y tế;
  • Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do tham gia cứu hộ, cứu nạn;
  • Phụ nữ và trẻ em được chỉ định dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi bị nhiễm HIV;
  • Người nhiễm HIV vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, bảo trợ xã hội, trại giam hay trại tạm giam, nhà tạm giữ, hoặc cơ sở giam giữ khác.

Công dụng của thuốc ARV là gì ?

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã tìm ra liệu pháp điều trị hiệu quả cho dự phòng HIV là: điều trị dự bị phòng ngừa trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV – PrEP giúp cho những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao nhiễm HIV, có thể dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90% qua đường tình dục. 

PrEP là việc sử dụng thuốc kháng virus ARV để ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV ở những người có nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV, nó có thể giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của HIV. 

Vì vậy, khi sử dụng đúng cách, thường xuyên và với liều lượng đủ có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV lên đến trên 90% qua con đường quan hệ tình dục ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. 

Có thể thấy, thuốc kháng virus – ARV giúp cho việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV đã trở nên hiệu quả hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.

Thuốc kháng ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh, không lây truyền HIV qua đường tình dục nếu trong máu của người nhiễm HIV đạt được ngưỡng “không phát hiện virus HIV” trong máu.

Thuốc ARV cũng giúp dự phòng lây nhiễm virus HIV cho người chưa nhiễm virus HIV. Vì vậy, không quan trọng là đối tượng đó có HIV âm tính hay dương tính miễn là đối tượng được tiếp cận và sử dụng thuốc kháng ARV theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng virus – ARV giúp cho việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả

ARV có những tác dụng phụ nào?

Thuốc kháng ARV điều trị HIV có thể gây ra một vài tác dụng phụ ở một số đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp tác dụng phụ giống nhau. Một số nghiên cứu cho thấy người sử dụng thuốc ARV sẽ có thể dễ gặp một số tác dụng phụ như:

  • Cảm thấy buồn nôn, ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng, bụng nặng khó chịu
  • Khô miệng
  • Đau đầu, Chóng mặt
  • Phát ban đỏ
  • Thiếu máu
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Một vài đối tượng gặp bệnh lý thần kinh ngoại vi, biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vị như tê bì chân tay, rát bỏng, đau
  • Rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ đầy đủ

Khi có những biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc ARV ở trên thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ khi có bất kỳ các tác dụng phụ nào làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Cách xử trí tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng ARV?

Trên thực tế, không phải ai sử dụng thuốc ARV đều gặp tác dụng phụ trên. Hoặc một số người sẽ gặp nhiều triệu chứng không mong muốn cùng một lúc. Và bây giờ câu hỏi được đặt ra ngay tại thời điểm này là phải làm gì nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ?

Đầu tiên chúng ta phải xem xét mức độ của các phản ứng phụ được quan sát thấy tác dụng phụ gặp phải. Chúng ta có thể khắc phục một số tác dụng phụ nhẹ. 

– Buồn nôn: người bệnh có thể uống thuốc trong hay ngay sau bữa ăn hoặc có thể uống thuốc chống nôn 30 phút trước khi uống ARV.

– Tiêu chảy: nếu  bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc, phải đánh giá mức độ tiêu chảy và các triệu chứng kèm theo. Trong thời gian tiêu chảy, cần uống Oresol để thay nước và điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần truyền nước hoặc  thuốc chống tiêu chảy để kiểm soát tiêu chảy. 

– Đau đầu: nếu bệnh nhân bị đau đầu khi đang dùng thuốc thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như thuốc paracetamol để giảm những cơn đau đầu. Đối với bệnh lý thần kinh ngoại vi, bạn có thể sử dụng thêm Vitamin nhóm B và triệu chứng này xuất hiện khá muộn.

– Đau bụng, khó chịu ở phần bụng: với hiện tượng này người bệnh cần phải theo dõi kỹ. Bổ sung thêm các loại sắt hay thực phẩm chức năng để giảm tình trạng thiếu máu. Trường hợp đau dai dẳng, cần liên hệ với cơ sở y tế nơi đang điều trị thuốc, thậm chí đổi thuốc, thay đổi phương pháp điều trị HIV. 

– Phát ban đỏ, ngứa: giống như các loại thuốc điều trị HIV khác, thuốc ARV cũng có thể gây dị ứng. Trường hợp nhẹ thì có biểu hiện ban đỏ rải rác, ngứa, … có thể khắc phục bằng cách uống thêm thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng, phải ngừng thuốc ngay lập tức và tiến hành điều trị tích cực tại  trung tâm y tế có chuyên môn.

Nổi ban, ngứa là tác dụng phụ thường gặp khi điều trị nhiễm HIV bằng thuốc ARV

– Thiếu máu: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương, khiến tủy xương ít có khả năng sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt. Thường xuất hiện sau 4 đến 6 tuần hoặc có thể xuất hiện sau vài tháng điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút. Để khắc phục tình trạng này, có thể bổ sung vitamin B12, viên sắt, axit folic ….

– Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên gặp ác mộng: người bệnh mắc triệu chứng này phải uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không kéo dài vì vậy bạn có thể sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ ngon hơn.

– Bệnh lý thần kinh ngoại vi: người bệnh thường bị rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu ở tứ chi, có biểu hiện tê, rát hoặc đau. Nếu ở mức độ nặng, người bệnh đi lại khó khăn, mất cảm giác nhiều nơi. Thường xuất hiện vào tháng 6 khi điều trị HIV. Có thể dùng vitamin B với liều lượng lớn, trường hợp nặng phải đổi thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể gây độc cho gan, thận, rối loạn phân bố mỡ (trong đó tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, cổ; teo mô mỡ ở tay, chân, mông, má). …). Do thuốc điều trị ARV có nhiều tác dụng phụ nên nếu trong khi dùng thuốc có những biểu hiện bất thường, người bệnh phải thông báo ngay cho bác sĩ HIV để được chỉ định điều trị thích hợp.

Mặc dù vậy nhưng bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Thường thì những tác dụng phụ này chỉ xuất hiện trong những ngày đầu dùng thuốc. Chúng sẽ sớm biến mất nếu bạn quen với nó. Trong một số trường hợp hiếm gặp, có những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng hơn cần phải có sự can thiệp của cơ quan y tế và bạn vẫn có thể sử dụng thuốc như bình thường.

Cách sử dụng ARV hiệu quả?

Khi người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, họ vẫn cần thực hiện các bước để ngăn chặn việc lây lan virus sang người khác. Những người được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa hồi phục nên tiếp tục được điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Vì HIV có tốc độ sao chép và đột biến rất cao, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt việc điều trị. Điều này có nghĩa là dùng đúng liều lượng vào đúng thời điểm vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Người bệnh nên đặt ra thời gian dùng thuốc cụ thể cho mình.

Lịch dùng thuốc rất dễ tuân theo nếu nó có thể được kết hợp vào thời gian biểu thói quen hàng ngày. Bạn có thể đặt báo thức hoặc điện thoại di động để nhắc bạn uống thuốc hoặc người nhà nhắc bạn uống thuốc. Các thuốc ARV uống 2 lần/ ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Đối với các thuốc uống 3 lần/ ngày thì phải uống cách nhau 8 giờ/ lần.

Khi không tuân thủ (tức là không dùng thuốc đều đặn, đúng liều lượng và đúng thời điểm) dẫn đến nồng độ thuốc trong máu thấp, HIV đột biến dẫn đến kháng thuốc. Điều trị không thành công. Nếu bệnh nhân nhận ra rằng mình đã quên uống liều lượng quy định, thì phải uống ngay liều đã quên. Sau đó, tính toán thời gian để uống liều kế tiếp theo lịch trình của bạn như bình thường. Tiếp theo bạn tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ.

Kháng thuốc ARV có biểu hiện gì?

Các dấu hiệu kháng thuốc ARV ở bệnh nhân HIV rất khó phát hiện nếu không xét nghiệm. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng đối với người nhiễm HIV. Dựa trên các kết quả xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán trong quá khứ, bác sĩ có thể xác định xem bạn có bị kháng thuốc hay không và từ đó đưa ra kế hoạch điều trị một cách hợp lý.

Trong đó có các xét nghiệm theo dõi bệnh nhân HIV như:

Đo tải lượng virus: Nếu tải lượng virus trong cơ thể của bạn đạt ở mức thấp hay dưới ngưỡng có thể phát hiện, có nghĩa là thuốc đang hoạt động tốt và tải lượng virus trong máu của bạn rất thấp. Nếu số lượng virus cao trong cơ thể, nguyên nhân có thể là do thuốc bạn đang sử dụng không có tác dụng làm cho virus nhân lên nhanh chóng hoặc bạn dùng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Đo số lượng tế bào CD4: Tế bào CD4 là tế bào bạch cầu T, chúng sẽ giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn hay virus. Chính vì vậy, nếu số lượng tế bào này giảm sẽ đồng nghĩa với việc HIV đang tấn công sức khỏe của người bệnh.

Xác định rõ gen kháng thuốc: loại xét nghiệm này giúp phát hiện HIV có bị đột biến không, có thay đổi cơ chế gây bệnh không?

Bệnh nhân nhiễm HIV sẽ kháng thuốc khi không kiểm soát được sự nhân lên của virus . Vậy mất bao lâu thì người bệnh kháng thuốc ARV? 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 10% người bị nhiễm HIV có thể kháng 1 hoặc nhiều loại ARV. Đây là tình trạng kháng thuốc trên diện rộng. 

Tỷ lệ phát sinh gen đột biến tỷ lệ thuận với số lượng virus đang nhân lên. Có thể thấy có một đột biến làm cho virus gây bệnh HIV đề kháng lại với thuốc Epivir và chất ức chế men sao chép ngược không nucleosid. Tuy nhiên, HIV cần phải mất một thời gian dài để xuất hiện đột biến với những loại thuốc khác.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo