PHÂN BIỆT BỆNH GIANG MAI VỚI CÁC BỆNH KHÁC

Phân biệt giang mai với Viêm niệu đạo

  • Các triệu chứng xuất hiện của bệnh giang mai thay đổi theo giai đoạn là:

Giai đoạn đầu tiên: giang mai sẽ xuất hiện theo dạng kiểu săng không đau. Vết thương của săng này gây ra sẽ tự biến mất mà không phải điều trị trong vòng khoảng từ 3 đến 6 tuần.

Giai đoạn thứ hai: Khi bệnh giang mai không được chữa trị, giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu khi săng đang lành hoặc vài tuần sau khi săng biến mất, và hiện tượng phát ban có thể xuất hiện. Phát ban xuất hiện chủ yếu ở khu vực lòng bàn chân và trong lòng bàn tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện mụn cóc ở trên âm hộ, và các triệu chứng tương tự giống như cúm.

Ở một số người bị bệnh, triệu chứng phát ban và các triệu chứng nhiễm bệnh khác có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là việc nhiễm trùng đã chấm dứt. Nó vẫn có thể đang hiện diện trong cơ thể người bệnh theo dạng nhiễm trùng tiềm ẩn.

  • Đối với viêm niệu đạo, triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi tiểu tiện (khó khăn trong việc đi tiểu). Ngoài đau, một số các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo có thể xuất hiện bao gồm:
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu hoặc cần đi khẩn cấp
  • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu
  • Viêm niệu đạo cũng có thể xuất hiện các tình trạng như ngứa, đau rát hay khó chịu khi người bệnh không thể đi tiểu được.
  • Có tình trạng đau khi quan hệ tình dục
  • Ở nam giới, xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc máu trong nước tiểu
  • Có chất dịch trong hay có màng nhầy thường xuyên tiết ra ở dương vật hoặc âm đạo
  • Người bị viêm niệu đạo rất có thể bị ửng đỏ, bị sưng hoặc bị đau ở đầu dương vật
  • Xuất hiện cảm giác đau rát hoặc nóng bỏng khi đi tiểu tiện
  • Có hiện tượng ngứa ngáy hoặc khó chịu ở đường niệu đạo – ống dẫn tiểu

Phân biệt giang mai với lậu

Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội truyền nhiễm phổ biến, có tỷ lệ lây nhiễm cao. Việc hiểu biết và phân biệt được hai loại bệnh này sẽ giúp ích rất lớn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân gây bệnh lậu: Bệnh lậu phát triển do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae tồn tại trong cơ thể con người. Đây là loại vi khuẩn truyền nhiễm không thể sinh sống, phát triển được ở trên bề mặt da hoặc bên ngoài cơ thể con người nhưng nó lại có thể phát triển, sinh sôi, nảy nở ở vùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung của nữ giới và ở đường niệu đạo đối với nam giới.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

  • Bệnh giang mai xuất hiện là do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum kí sinh, phát triển trong cơ thể con người. Xoắn khuẩn bệnh giang mai chính là một loại vi khuẩn xoắn có hình lò xo, sống rất dai ở những môi trường ẩm ướt như âm đạo và chỉ gây ra bệnh tật đối với con người.

Ngoài ra, bệnh lậu và giang mai còn có những điểm khác biệt cụ thể như:

Thời gian ủ bệnh

  • Thời gian ủ bệnh của lậu kéo dài trung bình từ 3-5 ngày.
  • Thời gian ủ bệnh của giang mai kéo dài từ 10-90 ngày.

Triệu chứng khác

Bên cạnh việc nhận biết bằng thời gian ủ bệnh thì chúng ta cũng có thể phân biệt bệnh lậu giang mai bằng những triệu chứng như sau:

Lậu sẽ có các triệu chứng kiểu:

  • Tiểu buốt, tiểu són, tiểu không hết, tiểu dắt.
  • Nổi mủ ở vùng cơ quan sinh dục.
  • Có thể kèm theo các biểu hiện như sốt nhẹ, người mệt mỏi.

Giang mai có cá triệu chứng kiểu:

  • Xuất hiện các săng giang mai (là những khu vực bị tổn thương có hình tròn hoặc hình bầu dục to, bị lõm ở giữa. Có màu hồng đỏ, có viền mượt nhưng sờ vào thì cứng chắc như sụn, không bị đau, không ngứa. Các săng giang mai này xuất hiện chủ yếu trên bề mặt da, niêm mạc, và đặc biệt là xuất hiện thêm ở cả bộ phận sinh dục của nam và nữ. Thông thường, các săng giang mai sẽ tự biến mất sau 2-8 tuần mà không cần điều trị.

Phân biệt giang mai với Chlamydia

Các triệu chứng xuất hiện của bệnh giang mai thay đổi theo giai đoạn là:

  • Giai đoạn đầu tiên: bệnh giang mai sẽ xuất hiện dưới dạng săng loét không đau. Vết tổn thương do loại săn này gây ra sẽ tự biến mất mà không cần điều trị trong vòng từ khoảng 3 cho đến 6 tuần.
  • Giai đoạn thứ hai: Nếu bệnh giang mai không được điều trị, giai đoạn tiếp theo bắt đầu khi săng đang lành hoặc cũng có thể là vài tuần sau khi mà săng biến mất. Ở giai đoạn này,, phát ban có thể sẽ xuất hiện, thường xuất hiện là ở lòng bàn chân và trong lòng bàn tay. Ngoài ra, một số người còn xuất hiện triệu chứng mụn cóc trên âm hộ hay các triệu chứng tương tự như cúm.

Ở một số người, các triệu chứng như phát ban cùng các triệu chứng khác có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc là nhiễm trùng đã hết. Chúng có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể và được gọi là nhiễm trùng tiềm ẩn.

Đối với Chlamydia: Căn bệnh này thường rất kín đáo, có rất ít biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng. Đối với các triệu chứng xảy ra, chúng thường chỉ xuất hiện trong khoảng từ vài ngày cho tới vài tuần sau khi bị nhiễm. Các triệu chứng đa số thường rất nhẹ và dễ dàng bị nhầm lẫn với các căn bệnh đường tiết niệu và nhiễm trùng âm đạo. Các triệu chứng thường xảy ra nhất ở phụ nữ bao gồm là:

  • Thường xuyên tiết ra chất dịch màu vàng từ vùng âm đạo và niệu đạo
  • Thường xuyên mỏi đi tiểu và có cảm giác đau rát.
  • Chưa đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng bị ra huyết âm đạo
  • Chảy máu ở trực tràng, chảy mủ hoặc bị đau

Những lưu ý khi bị truyền nhiễm bệnh giang mai

Giang mai thường sẽ được điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng ức chế tối đa sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Tuy nhiên, do loại bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng tránh nên việc phòng bệnh vẫn hơn là đi chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể phòng tự ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách biện pháp và tuân thủ đúng những lời khuyên sau:

  • Không được phép quan hệ tình dục với nhiều người một cách bừa bãi. Chung thủy với quan điểm một vợ một chồng.
  • Sử dụng biện pháp phòng tránh như bao cao su để giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh tình. Đặc biệt phải chú ý che chắn các vùng da bị tổn thương do giang mai.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc kích thích có tác dụng phụ và các sản phẩm như rượu bia để phòng tránh các hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Không sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với những người khác để phòng tránh lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt da và có khả năng lây qua các vết thương hở.
  • Nếu mẹ bầu phát hiện mang bệnh giang mai trước khi sinh con thì người mẹ cần phải thông báo với bác sĩ y tế để được hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân và phòng tránh, ngăn ngừa việc lây nhiễm sang cho bé.
  • Tuân thủ đầy đủ lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc tái khám đúng theo lời dặn dò của bác sĩ
  • Tăng cường thêm sức đề kháng bằng phương pháp xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng, giảm stress.

Như vậy, trên đây chính là những thông tin hữu ích giúp bạn phân biệt giang mai với một số bệnh xã hội truyền nhiễm khác. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã có thể tự nhận biết các bệnh trên bằng những dấu hiệu đặc trưng và có phương hướng giải quyết kịp thời các tình trạng phiền toái của các căn bệnh đó.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo