BỆNH LÝ HIV THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
HIV thường được biết tới là căn bệnh quái ác dẫn tới AIDS và gây ra cái chết thương tâm của rất nhiều người. Vậy, Các giai đoạn của chúng là gì và diễn ra như thế nào, bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé.
Các giai đoạn của bệnh HIV
Bệnh lý HIV diễn ra bao gồm 4 giai đoạn phát triển là:
Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn này chính là giai đoạn đầu của bệnh HIV, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm cúm. Có thể chỉ là sốt nhẹ trong khoảng từ 37,5 – 38,5 độ C ngay sau khi bị lây nhiễm.
Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng một tháng và tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, một số người bệnh cũng có những triệu chứng như là bị sốt, đau đầu, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết, đặc biệt nổi nhiều ở cổ và bẹn sau khi bị nhiễm HIV từ 2 – 4 tuần. Phản ứng mạnh của hệ miễn dịch khi chống lại loại virus này cũng có thể khiến cơ thể người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một số trường hợp có thể cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ, khớp hoặc bị buồn nôn, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà virus HIV đang di chuyển vào trong máu của bệnh nhân và bắt đầu nhân rộng ra với số lượng lớn. Các hiện tượng như viêm, sưng chính là những phản ứng của hệ miễn dịch với virus HIV. Tuy nhiên, không phải ai khi nhiễm HIV cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như này. Đa số các xét nghiệm sàng lọc thông thường, phổ biến cũng không xác định được bệnh ở thời điểm này nên giai đoạn này hay được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.
Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng
Ở giai đoạn này, người bệnh sống chung với HIV có thể sẽ không thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Vì lúc này, các bạch cầu mới đang chỉ bị tiêu diệt một lượng nhỏ không đáng kể nên cơ thể con người vẫn chưa có những phản ứng gay gắt. Nhưng thực chất, virus HIV đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong máu và các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Nhìn bề ngoài thì không ai có thể nhận biết được bệnh nhân có bị nhiễm HIV hay không. Ngay cả chính bản thân người bệnh cũng không thể biết nếu chưa có kết quả xét nghiệm máu. Đối với những bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 10 năm trở lên và bệnh tình sẽ tiến triển nhanh chóng hơn người có điều trị. Ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng nào thì virus HIV vẫn hoàn toàn có thể lây truyền sang cho người khác trong giai đoạn này. Và kể cả khi virus HIV đã đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền cho người khác vẫn có thể xảy ra nhưng với khả năng thấp hơn những người không được điều trị.
Giai đoạn có triệu chứng nhẹ
Người bệnh ở giai đoạn có triệu chứng nhẹ có thể gặp các triệu chứng điển hình như: Sút cân nhẹ; lở loét miệng; phát ban, nổi sẩn ngứa; nhiễm herpes zoster; mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang hay viêm tai tái diễn. Đây chínhi là giai đoạn cận AIDS.
Giai đoạn tiến triển nặng
Giai đoạn này chính là giai đoạn cuối cùng của HIV, được gọi là AIDS. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn AIDS là những rối loạn liên tục xảy ra liên quan đến việc suy yếu của hệ miễn dịch.
Người bệnh sẽ bắt đầu bị nổi hạch toàn thân và kèm theo đó là những cơn sốt cao kéo dài. Cùng với đó có thể là các hiện tượng như tiêu chảy kéo dài trong khoảng một tháng hoặc hơn, sút cân mạnh không có lý do ( có thể bị sút tới khoảng 10% thể trọng của cơ thể bình thường). Nguyên do là cơ thể người bệnh đã bị mất đi hàng rào bảo vệ nên bất kỳ một vi khuẩn, virus nào cũng đều có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh cho người bị nhiễm.
Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của người bệnh đã bị tàn phá gần hết, người bệnh có nguy cơ tử vong cao vì các nhiễm trùng cơ hội như là bị viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột hay các căn bệnh như ung thư hạch, lao phổi… Giai đoạn này của bệnh nhân HIV thường kéo dài không được quá 2 năm. Cũng có một số thuốc được chỉ định cho bệnh nhân dùng để kéo dài tuổi thọ nhưng cũng chỉ giúp kéo dài sự sống được thêm một khoảng thời gian ngắn chứ không thể hoàn toàn điều trị dứt hẳn bệnh tình. Ở những giai đoạn về sau, khả năng sống sót của bệnh nhân sẽ thấp dần đi, cơ thể suy nhược nhiều, người gầy gò, tiều tụy, không sức sống cũng như khả năng tử vong cao.
Các phương pháp điều trị HIV
HIV là căn bệnh tuy không có cách chữa khỏi triệt để hoàn toàn 100% nhưng vẫn có cách có hiệu quả cao trong điều trị giúp đa số những người bị nhiễm virus HIV có khả năng sống thọ hơn và có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân nhiễm HIV thường được các bác sĩ khuyến cáo điều trị kéo dài theo phác đồ trị liệu ART, người bệnh sẽ được trung tâm y tế cấp phát thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Phương pháp điều trị bệnh lý HIV này có khả năng làm giảm đáng kể số lượng virus HIV tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh. Hầu hết, các trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV đều có thể kiểm soát được lượng virus tối thiểu trong vòng 06 tháng. Chúng tôi đã có bài viết riêng về cách điều trị HIV một cách cụ thể và chi tiết, mời bạn đọc tìm kiếm theo link để tham khảo nhé ạ.
Những lưu ý khi mắc bệnh HIV
Khi bị nhiễm HIV, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, bệnh nhân nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, mỗi khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì người bệnh cũng nên đi nghỉ, tránh làm việc quá sức.
- Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không lo lắng, không stress. Bởi vì những tình trạng như lo lắng, hồi hộp, stress sẽ gây ra những ảnh hưởng có hại tới hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân nhiễm HIV cần phải được thư giãn nhiều hơn, người bệnh có thể dành thêm nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái, bạn bè và những mối quan hệ xung quanh. Làm những việc thường ngày mà người bệnh yêu thích như: nghe nhạc, đọc báo, đọc sách, cắm hoa…..
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và sức chống chịu của cơ thể. Khuyến khích người bệnh thường xuyên chơi những môn thể thao yêu thích.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ nhân viên y tế khi xuất hiện các triệu chứng mới hoặc các biểu hiện nặng hơn.
- Nhờ tới sự giúp đỡ và chấp nhận được giúp đỡ khi cần thiết.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá để tránh những ảnh hưởng gây tổn thương tới phổi và các cơ quan khác trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh HIV nhiễm trùng cơ hội.
- Rượu bia rất có hại đối với cơ thể, đặc biệt là tế bào gan. Nó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm phá hủy các vitamin có trong cơ thể. Đồng thời, uống rượu bia còn dễ dẫn đến việc người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn và làm lây nhiễm cho người khác.
- Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm HIV cũng nên tránh sử dụng các loại thuốc uống và thuốc tiêm không cần thiết để ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại của thuốc. Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì, người bệnh cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.
Địa chỉ khám, chữa trị uy tín
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ phòng khám đã có dịch vụ khám chữa bệnh xã hội. Tuy nhiên, việc xét nghiệm và khám, chữa bệnh ở đâu an toàn, riêng tư, nhanh chóng mới là mối quan tâm lớn nhất của người mắc bệnh xã hội. Thấu hiểu được nỗi lòng của người bị nhiễm bệnh, phòng khám Galant đã triển khai dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội ngay tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội tại nhà của Galant đảm bảo bảo mật thông tin của mỗi khách hàng. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, có kết quả chính xác nhanh chóng, tiện lợi. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại đang hiển thị trên màn hình.
Bài viết trên chính là những giai đoạn phát triển của virus HIV diễn ra trong cơ thể con người. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này cũng như các giai đoạn phát triển của chúng mà tìm ra phương pháp điều trị thích hợp với bản thân.