Một số điều nên biết về bệnh HIV

Nhắc tới HIV, chúng ta thường chỉ biết đây là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến người nghiện. Tuy nhiên để trang bị những kiến thức hiểu đúng về HIV thì bài viết sau chính là những điều mà các bạn nên biết về căn bệnh suy giảm miễn dịch này.

Thời gian ủ bệnh HIV mất bao HIV?

Thời gian ủ bệnh của virus HIV là khoảng từ 2-4 tuần kể từ lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh HIV. Sau giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện triệu chứng của việc bị nhiễm siêu virus cấp kéo dài từ 1-2 tuần. Các triệu chứng biểu hiện xảy ra trong thời gian này không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Triệu chứng của người bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn sớm rất giống với triệu chứng của bệnh cúm mùa như sốt 38 – 40ºC, phát ban, đỏ ửng, vã mồ hôi, viêm họng, nhức đầu, mỏi mệt, đau nhức cơ khớp, buồn nôn, sưng nổi nhiều hạch, một số khác thì bị viêm thực quản, lở loét miệng và bị viêm ở cơ quan sinh dục…

Bệnh HIV phát triển như thế nào?

Bệnh lý HIV diễn ra bao gồm 4 giai đoạn phát triển là:

Giai đoạn cấp tính

Giai đoạn này chính là giai đoạn đầu của bệnh HIV, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm cúm. Có thể chỉ là sốt nhẹ trong khoảng từ 37,5 – 38,5 độ C ngay sau khi bị lây nhiễm.

Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài khoảng một tháng và tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, một số người bệnh cũng có những triệu chứng như là bị sốt, đau đầu, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết, đặc biệt nổi nhiều ở cổ và bẹn sau khi bị nhiễm HIV từ 2 – 4 tuần. Phản ứng mạnh của hệ miễn dịch khi chống lại loại virus này cũng có thể khiến cơ thể người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Một số trường hợp có thể cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ, khớp hoặc bị buồn nôn, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà virus HIV đang di chuyển vào trong máu của bệnh nhân và bắt đầu nhân rộng ra với số lượng lớn. Các hiện tượng như viêm, sưng chính là những phản ứng của hệ miễn dịch với virus HIV. Tuy nhiên, không phải ai khi nhiễm HIV cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như này. Đa số các xét nghiệm sàng lọc thông thường, phổ biến cũng không xác định được bệnh ở thời điểm này nên giai đoạn này hay được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.

Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng

Ở giai đoạn này, người bệnh sống chung với HIV có thể sẽ không thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Vì lúc này, các bạch cầu mới đang chỉ bị tiêu diệt một lượng nhỏ không đáng kể nên cơ thể con người vẫn chưa có những phản ứng gay gắt. Nhưng thực chất, virus HIV đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong máu và các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Nhìn bề ngoài thì không ai có thể nhận biết được bệnh nhân có bị nhiễm HIV hay không. Ngay cả chính bản thân người bệnh cũng không thể biết nếu chưa có kết quả xét nghiệm máu. Đối với những bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 10 năm trở lên và bệnh tình sẽ tiến triển nhanh chóng hơn người có điều trị. Ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng nào thì virus HIV vẫn hoàn toàn có thể lây truyền sang cho người khác trong giai đoạn này. Và kể cả khi virus HIV đã đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền cho người khác vẫn có thể xảy ra nhưng với khả năng thấp hơn những người không được điều trị.

Giai đoạn có triệu chứng nhẹ

Người bệnh ở giai đoạn có triệu chứng nhẹ có thể gặp các triệu chứng điển hình như: Sút cân nhẹ; lở loét miệng; phát ban, nổi sẩn ngứa; nhiễm herpes zoster; mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang hay viêm tai tái diễn. Đây chínhi là giai đoạn cận AIDS.

Giai đoạn tiến triển nặng

Giai đoạn này chính là giai đoạn cuối cùng của HIV, được gọi là AIDS. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn AIDS là những rối loạn liên tục xảy ra liên quan đến việc suy yếu của hệ miễn dịch.

Người bệnh sẽ bắt đầu bị nổi hạch toàn thân và kèm theo đó là những cơn sốt cao kéo dài. Cùng với đó có thể là các hiện tượng như tiêu chảy kéo dài trong khoảng một tháng hoặc hơn, sút cân mạnh không có lý do ( có thể bị sút tới khoảng 10% thể trọng của cơ thể bình thường). Nguyên do là cơ thể người bệnh đã bị mất đi hàng rào bảo vệ nên bất kỳ một vi khuẩn, virus nào cũng đều có thể dễ dàng tấn công và gây bệnh cho người bị nhiễm.

Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của người bệnh đã bị tàn phá gần hết, người bệnh có nguy cơ tử vong cao vì các nhiễm trùng cơ hội như là bị viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột hay các căn bệnh như ung thư hạch, lao phổi… Giai đoạn này của bệnh nhân HIV thường kéo dài không được quá 2 năm. Cũng có một số thuốc được chỉ định cho bệnh nhân dùng để kéo dài tuổi thọ  nhưng cũng chỉ giúp kéo dài sự sống được thêm một khoảng thời gian ngắn chứ không thể hoàn toàn điều trị dứt hẳn bệnh tình. Ở những giai đoạn về sau, khả năng sống sót của bệnh nhân sẽ thấp dần đi, cơ thể suy nhược nhiều, người gầy gò, tiều tụy, không sức sống cũng như khả năng tử vong cao.

Phương pháp điều trị hội chứng HIV

HIV là căn bệnh tuy không có cách chữa khỏi triệt để hoàn toàn 100% nhưng vẫn có cách có hiệu quả cao trong điều trị giúp đa số những người bị nhiễm virus HIV có khả năng sống thọ hơn và có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bệnh nhân nhiễm HIV thường được các bác sĩ khuyến cáo điều trị kéo dài theo phác đồ trị liệu ART, người bệnh sẽ được trung tâm y tế cấp phát thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Phương pháp điều trị bệnh lý HIV này có khả năng làm giảm đáng kể số lượng virus HIV tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh. Hầu hết, các trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV đều có thể kiểm soát được lượng virus tối thiểu trong vòng 06 tháng. Chúng tôi đã có bài viết riêng về cách điều trị HIV một cách cụ thể và chi tiết, mời bạn đọc tìm kiếm theo link để tham khảo nhé ạ.

Bệnh nhân nhiễm HIV nên ăn gì?

Bệnh nhân nhiễm HIV nên ăn bổ sung đầy những nhóm chất thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, đu đủ, gấc, trứng, sữa, khoai lang và các loại rau xanh đậm.
  • Thực phẩm giàu vitamin B2 như ngũ cốc, gan, thịt, trứng và sữa.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như khoai tây, đậu, cá, cam. 

Bệnh nhân nhiễm HIV nên kiêng gì?

Bệnh nhân nhiễm HIV nên kiêng ăn các thực phẩm như là:

  • Thực phẩm cay nóng: như ớt, quế, tiêu, gừng…
  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc là thức ăn nhanh: như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích.. 
  • Những chất kích thích như là: thuốc lá, bóng cười, rượu, bia, thuốc phiện.
  • Những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như bánh ngọt.  

Bên cạnh các lưu ý về chế độ dinh dưỡng như trên dành riêng cho người nhiễm bệnh giang mai thì người bệnh cũng cần nhớ rằng không nên quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị bệnh lý giang mai để tránh lây nhiễm cho người khác. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng cần phải thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Như vậy, trên đây là những điều quan trọng mà mọi người nên biết về căn bệnh HIV. Đây là bài viết rất hữu ích với nhiều người nên các bạn đừng ngại ngần gì mà hãy chia sẻ nó ngay nhé ạ.

 

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo