NHIỄM HIV RỒI CÒN CÓ CƠ HỘI CHỮA TRỊ KHÔNG?

Có nhiều người nói rằng: “Nhiễm HIV là con đường đưa bản thân tới cái chết”. Vậy, nhiễm HIV rồi có còn cơ hội chữa trị được nữa không? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết sau đây.

Bệnh HIV là gì?

HIV là một loại virus có tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus, chúng có thể gây ra một hội chứng có khả năng gây suy giảm miễn dịch ở người. Loại virus gây nên bệnh HIV này thuộc họ Retroviridae, là một loại virus có vật chất di truyền là ARN một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus này sẽ nhân lên và tấn công vào hệ miễn dịch của người nhiễm bệnh, trong đó có bao gồm các đại thực bào và các lympho bào T. Kết quả, chúng sẽ làm suy giảm những chức năng của hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhập của những vi sinh vật gây hại khác nên HIV còn được gọi là một loại bệnh cơ hội.

Nguyên nhân mắc bệnh HIV

Nguyên nhẫn nhiễm bệnh HIV là do virus suy giảm hệ miễn dịch thuộc họ retroviridae tồn tại trong cơ thể loài người. Khi cơ thể bị nhiễm loại virus này, chúng sẽ sống ở trong các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch loài người như lympho bào T hay đại thực bào, tế bào tua rồi làm giảm mạnh số lượng tế bào khiến cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện có các trình trạng nhiễm trùng và vi khuẩn có hại phát triển.

Phương pháp chữa bệnh HIV

Có 5 phương pháp điều trị HIV phổ biến là:

Điều trị hỗ trợ

Đây là phương pháp áp dụng cho những người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính không triệu chứng. Phương pháp này không sử dụng thuốc mà thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng như: Luôn giữ tinh thần lạc quan; ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin; tập thể dục thường xuyên;  không sử dụng rượu bia và các chất kích thích…

Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Phơi nhiễm là thời điểm khi người bình thường có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV. Điều trị HIV dự phòng phơi nhiễm nhằm mục đích ngăn chặn virus HIV xâm nhập vào tế bào cơ thể. Thời điểm để điều trị tốt nhất cho những người này là 6 giờ đến tối đa 72 giờ sau khi có tiếp xúc.

Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con

Điều trị HIV phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con là phương pháp điều trị bằng ARV cho phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai và trẻ mới sinh có mẹ bị nhiễm HIV. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm HIV của mẹ bầu và thời điểm mang thai mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Trẻ ngay khi sinh ra cũng cần được uống ARV trong 24 giờ đầu tiên và phải được tiếp tục theo dõi sau đó. Việc điều trị này sẽ làm giảm được đáng kể lây nhiễm HIV ở trẻ.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Nhiễm trùng cơ hội là khi bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ dễ bị những bệnh nhiễm trùng khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch như tiêu chảy, lao, viêm não, nấm miệng, giời leo, herpes…

Người bị nhiễm HIV/AIDS có thể phòng tránh các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội bằng cách: có biện pháp giữ gìn vệ sinh tối đa trong ăn uống và trong sinh hoạt hàng ngày, tiêm chủng phòng ngừa đầy đủ các loại bệnh như viêm gan, viêm não… và tích cực điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh và các thuốc đặc trị khác. Nếu bệnh nhân có nhiễm trùng cơ hội cần phải được điều trị sớm theo đúng các chỉ định của bác sĩ.

Điều trị kháng bằng ARV

Điều trị HIV bằng ARV có tên đầy đủ là Anti-Retro Viral. Đây là phương pháp điều trị phối hợp sử dụng 3 loại thuốc kháng HIV với mục đích: Ngăn chặn sự phát triển, sinh trưởng của virus HIV, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh có thể tiếp tục sống, làm việc và học tập. Ngoài ra, phương pháp này còn làm giảm lượng virus HIV có trong cơ thể nên sẽ làm giảm đáng kể sự lây lan của virus trong cộng đồng.

Các phương pháp điều trị HIV

  • HIV là căn bệnh tuy không có cách chữa khỏi triệt để hoàn toàn 100% nhưng vẫn có cách có hiệu quả cao trong điều trị giúp đa số những người bị nhiễm virus HIV có khả năng sống thọ hơn và có cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV thường được các bác sĩ khuyến cáo điều trị kéo dài theo phác đồ trị liệu ART, người bệnh sẽ được trung tâm y tế cấp phát thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Phương pháp điều trị bệnh lý HIV này có khả năng làm giảm đáng kể số lượng virus HIV tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh. Hầu hết, các trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV đều có thể kiểm soát được lượng virus tối thiểu trong vòng 06 tháng. Chúng tôi đã có bài viết riêng về cách điều trị HIV một cách cụ thể và chi tiết, mời bạn đọc tìm kiếm theo link để tham khảo nhé ạ.

Cách hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm khi sống chung với người HIV

Để hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm cho người khác khi bị HIV, bạn có thể sử dụng những cách sau:

  • Sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Bao gồm có các biện pháp như: sử dụng bao cao su và thuốc dự phòng HIV trước phơi nhiễm PrEP.
  • Không được sử dụng chung kim bơm tiêm với những người bị nhiễm HIV
  • Đối với người đã bị nhiễm HIV, hãy tham gia chữa trị đều đặn và thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì tải lượng virus ở mức ổn định và không thể phát hiện được.

Những lưu ý khi mắc bệnh HIV

Khi bị nhiễm HIV, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, bệnh nhân nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, mỗi khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi thì người bệnh cũng nên đi nghỉ, tránh làm việc quá sức.
  • Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không lo lắng, không stress. Bởi vì những tình trạng như lo lắng, hồi hộp, stress sẽ gây ra những ảnh hưởng có hại tới hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân nhiễm HIV cần phải được thư giãn nhiều hơn, người bệnh có thể dành thêm nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái, bạn bè và những mối quan hệ xung quanh. Làm những việc thường ngày mà người bệnh yêu thích như: nghe nhạc, đọc báo, đọc sách, cắm hoa…..
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và sức chống chịu của cơ thể. Khuyến khích người bệnh thường xuyên chơi những môn thể thao yêu thích.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ nhân viên y tế khi xuất hiện các triệu chứng mới hoặc các biểu hiện nặng hơn.
  • Nhờ tới sự giúp đỡ và chấp nhận được giúp đỡ khi cần thiết.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá để tránh những ảnh hưởng gây tổn thương tới phổi và các cơ quan khác trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh HIV nhiễm trùng cơ hội.
  • Rượu bia rất có hại đối với cơ thể, đặc biệt là tế bào gan. Nó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm phá hủy các vitamin có trong cơ thể. Đồng thời, uống rượu bia còn dễ dẫn đến việc người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn và làm lây nhiễm cho người khác.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm HIV cũng nên tránh sử dụng các loại thuốc uống và thuốc tiêm không cần thiết để ngăn ngừa các tác dụng phụ có hại của thuốc. Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì, người bệnh cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trên đây chính là câu trả lời cho câu hỏi mà chúng tôi đặt ra ở đầu bài viết. Không những vậy, bài viết này chúng tôi còn cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích về HIV. Vì thế nên bạn hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này tới nhiều người hơn để mọi người cùng biết cách bảo vệ bản thân nhé

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo