Nhiễm HIV khi mang thai
Phụ nữ trong quá trình mang thai bị nhiễm HIV có ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi trong bụng. Những ảnh hưởng đó là gì, biểu hiện ra sao và hậu quả như thế nào? Tất cả đều được chúng tôi đề cập tới trong bài viết sau nên bạn đừng bỏ qua nó nhé!
Tác hại của bệnh HIV và thai kỳ
Nhiễm HIV trong khi đang mang thai sẽ có những ảnh hưởng liên quan tới các kết quả khác nhau của quá trình thai kỳ. Điều này sẽ gây bất lợi cho thai phụ bao gồm gia tăng khả năng gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, hạn chế quá trình tăng trưởng của phôi thai trong tử cung, trẻ sơ sinh khi sinh ra thường nhẹ cân và dễ bị viêm màng ối. Do đặc thù của virus HIV là ức chế hệ miễn dịch, nên virus HIV gây ảnh hưởng rất xấu đến tần suất và tiến trình phát triển của nhiều bệnh gây nhiễm trùng trong quá trình mang thai, bao gồm những loại bệnh như Herpes sinh dục, nấm Candida âm hộ, nhiễm papillomavirus ở người, viêm âm đạo, nhiễm các loại vi khuẩn, giang mai, viêm gan B và viêm gan C, sốt rét, mắc nhiễm trùng tiết niệu và bị viêm phổi do vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc bị nhiễm ký sinh trùng và mắc nhiễm trùng cơ hội liên quan đến bệnh HIV còn có một số bệnh như bệnh lao, viêm phổi do vi khuẩn Pneumocystis jiroveci xảy ra là một điều thường thấy trong thời kỳ mẹ mang thai và thời kỳ hậu sản, sau sinh.
Quá trình nhiễm HIV trong thời kỳ mẹ mang
Điều cần thiết nhất khi bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai là phải đánh giá được tải lượng của virus hàng tháng để dễ dàng theo dõi tiến trình và có hiệu quả trong việc quản lý. Ở những mẹ bầu bắt đầu cART trong quá trình thai kỳ, họ nên được xét nghiệm tải lượng của virus HIV trong khoảng từ 2–4 tuần sau khi bắt đầu tiến hành điều trị. Sau đó, phải được xét nghiệm ít nhất một lần trong ba tháng, và khi đã được 36 tuần tới khi sinh.
Đa số các loại thuốc cART đều được chuyển hóa ở thận và gan. Do đó, các bác sĩ cần thận trọng theo dõi các xét nghiệm về chức năng gan cũng như creatinin huyết thanh để có thể phát hiện sớm nhất tình trạng suy thận hoặc suy gan của mẹ bầu để có thể xử trí. Xét nghiệm máu theo hàng tháng cũng nên được khuyến nghị đặc biệt chú trọng tới nồng độ của hemoglobin và số lượng tiểu cầu có trong máu do một số loại thuốc cART có tác dụng phụ gây ức chế tủy xương. Số lượng các tế bào 4 (CD4) được biệt hóa nên được tiến hành theo dõi khoảng ba tháng một lần giống như khuyến cáo ở phụ nữ không mang thai. Định lượng CD4 nên được thực hiện ngay cả khi số lượng tế bào CD4 cao hơn chỉ số tiêu chuẩn 350 cells / mm ở lần kiểm tra đầu tiên trong quá trình thai kỳ. Bảng theo dõi hiện tượng viêm gan và kiểu gen cơ bản của HIV khi bị lây nhiễm là điều thực sự cần thiết để đánh giá khả năng có thể kháng thuốc của virus HIV và bệnh gan. Cả hai đều vô cùng quan trọng trước khi mẹ bầu bắt đầu sử dụng thuốc kháng virus .
Ngoài việc cần phải theo dõi đặc hiệu HIV, việc quản lý trước sinh của mẹ bầu phải càng gần ở mức bình thường thì càng tốt. Siêu âm thai nhi phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bộ y tế quốc gia chỉ định, bất kể là tình trạng nhiễm HIV của thai phụ. Nên thực hiện kết hợp 2 loại xét nghiệm là sàng lọc dị bội thai và tiền sản không xâm lấn (NIPT) cho những người cần tầm soát nguy cơ cao vì phương pháp xét nghiệm này có độ nhạy cao và độ đặc hiệu tốt nhất nên sẽ làm giảm thiểu tối đa số phụ nữ có thể cần phải xét nghiệm xâm lấn. Việc xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh có xâm lấn nên hoãn lại cho tới khi biết rõ tình trạng nhiễm HIV của thai phụ. Thậm chí, sau đó, cúng nên hoãn việc này lại cho đến khi tải lượng của virus HIV được ức chế xuống còn đảm bảo <50 bản sao HIV RNA / mL. Có một số thông tin, dữ liệu hạn chế cho thấy rằng việc chọc ối có thể sẽ an toàn hơn ở những phụ nữ nằm trên cART. Nếu như không sử dụng cART và không thể nào trì hoãn quy trình xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn của thai phụ cho đến khi đạt được sự ức chế virus HIV, thì thai phụ nên bắt đầu việc sử dụng cARD bao gồm có raltegravir và cần phải được dùng một liều nevirapine từ 2–4 giờ trước khi làm các thủ thuật.
Mẹ có thể lây nhiễm HIV cho thai nhi như thế nào?
Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HIV có thể lây truyền vi-rút cho con trong 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 – Khi mới mang thai: Virus HIV từ mẹ sẽ đi qua rau (nhau) thai vào cơ thể của thai nhi từ rất sớm. Việc này có thể ngay từ tuần thứ 8 của quá trình thai kì. Có tới khoảng 25% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV của mẹ từ giai đoạn này.
- Giai đoạn 2 – Khi mẹ chuyển dạ đẻ: Virus HIV sẽ lây từ các dịch và máu của người mẹ bị nhiễm HIV vào cơ thể của trẻ. Có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị lây truyền HIV từ mẹ ở giai đoạn này.
- Giai đoạn 3 – Khi mẹ bầu cho con bú: Virus HIV có thể lây qua việc bé bú sữa mẹ hoặc qua các vết nứt, vết trầy xước ở núm vú của mẹ sang cơ thể của bé. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ mẹ ở giai đoạn này.
Các điều trị khi thai phụ nhiễm HIV
Để điều trị HIV, thai phụ có thể sử dụng phương pháp sau:
Sử dụng đơn thuốc kháng retrovirus
Mục tiêu: giảm tải lượng virus HIV ở người mẹ và giảm thiểu tối đa sự phơi nhiễm của thai nhi.
- Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con (LTMC): sử dụng phác đồ trị liệu ARV ngắn hạn nhằm giảm tối đa sự lây truyền HIV từ mẹ sang con. Điều trị theo nguyên tắc điều trị càng sớm càng tốt..
- Điều trị sau khi nhiễm bệnh HIV: sử dụng lâu dài phác đồ trị liệu ARV tuỳ thuộc theo sức khỏe người mẹ.
Các can thiệp các sản khoa trong giai đoạn mẹ bầu chuyển dạ và sinh con
Mục đích: Nhằm giảm thiểu tối đa sự phơi nhiễm HIV của thai nhi với nguồn lây HIV từ các dịch trên cơ thể của người mẹ, và các yếu tố gây nguy cơ LTMC.
- Tuân thủ đúng theo nguyên tắc vô khuẩn chung. Sát khuẩn đường sinh dục của mẹ trong quá trình sinh đẻ bằng dung dịch Clorua de Benzalkonium hoặc dung dịch Chlorhexidine 0,2.
- Cán bộ y tế đỡ đẻ phải đảm bảo quá trình chuyển dạ và sinh con của mẹ bầu được an toàn, nhiệt tình, chu đáo. Không được kỳ thị hay có những phân biệt đối xử.
- Hạn chế tối đa các thủ thuật gây tổn thương da và niêm mạc ở mẹ bầu và con trong suốt quá trình chuyển dạ và khi sinh.
- Mổ lấy thai: cần mổ lấy thai nhi chủ động hoặc mổ trước khi vỡ ối sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tới khoảng 80% khi phối hợp cũng ARV. Do nguy cơ lây nhiễm cao của phẫu thuật, các chuyên gia không khuyến cáo việc mổ lấy thai hệ thống cho sản phụ bị nhiễm HIV. Bộ Y Tế đã quy định “chỉ được phép mổ lấy thai khi có chỉ định của sản khoa”.
Can thiệp sau sinh
- Theo dõi hậu sản sau sinh, co hồi tử cung, mức độ chảy máu, khả năng nhiễm trùng của mẹ bầu
- Điều trị dự phòng việc lây nhiễm bệnh HIV tiếp tục theo phác đồ từ trước
- Tư vấn và giới thiệu mẹ bầu chuyển tiếp đến cơ sở chuyên chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và khẳng định đúng tình trạng nhiễm HIV mà mẹ bầu đang mắc phải.
Một số lưu ý dành cho phụ nữ khi mắc bệnh HIV
Phụ nữ nói chung và những mẹ bầu đang mang thai nói riêng, khi bị nhiễm HIV cần lưu ý một số điều như sau:
- Sử dụng phối hợp các loại thuốc chống virus HIV trong quá trình thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Mổ lấy thai ngay nếu các xét nghiệm cho thấy định lượng virus HIV của bệnh nhân cao hơn nhiều so với bình thường.
- Uống thuốc chống virus HIV trong quá trình chuyển dạ và sinh con nếu cần thiết.
- Cho trẻ sơ sinh uống thuốc chống virus HIV sau khi sinh.
- Không nên cho bé bú mẹ nhiễm HIV.
Nếu làm đúng theo các hướng dẫn này, thì 99% phụ nữ nhiễm HIV sẽ không thể lây truyền virus HIV cho con.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích về bệnh HIV dành cho mẹ bầu. Hi vọng các mẹ bầu sẽ đọc hết bài viết này để biết cách bảo vệ bé cưng trong bụng của mình hơn. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe và bình an trong suốt quá trình thai kỳ nhé ạ.
Chia sẻ: