Những câu hỏi thường gặp về bệnh HIV
Nhắc đến HIV, người ta sẽ nghĩ đến ngay tới những người nghiện. Bởi đây là căn bệnh dành riêng cho người như thế. Do đó, có rất nhiều câu hỏi của các bạn thắc mắc hỏi về căn bệnh này. Sau đây chính là một số câu hỏi thường gặp nhất.
Những con đường lây nhiễm của bệnh lý HIV là gì? Có bao nhiêu con đường lây nhiễm?
Căn bệnh HIV là loại bệnh không có ổ chứa dịch trong tự nhiên. Do đó, người nhiễm HIV chính là nguồn lây nhiễm duy nhất cho mọi người xung quanh. Bệnh HIV có 3 con đường lây nhiễm chính, chủ yếu đó là:
Lây truyền qua đường máu:
Máu và các chế phẩm của máu là con đường có khả năng lây truyền cao bệnh lý HIV từ người sang người thông qua các việc làm như sau:
- Sử dụng chung 1 bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế có dính máu của người bị nhiễm HIV.
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như dao cạo, kim châm cứu, kim xăm trổ, xăm lông mày…
- Người có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm bệnh HIV.
Lây truyền qua đường tình dục
- Người có mối quan hệ tình dục không an toàn, không có những biện pháp phòng tránh với những người bị nhiễm HIV. Những người này có nguy cơ cao bị lây nhiễm hội chứng HIV.
- Người có khả năng bị lây nhiễm cao nhất khi có quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, sau đó là đường âm đạo và quan hệ bằng đường miệng.
Lây truyền từ mẹ sang con:
Bên cạnh các con đường trên, trẻ sơ sinh còn có thể bị virus HIV xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường sau:
- Bé bị lây qua nhau thai khi mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.
- Trẻ bị lây qua nước ối, dịch ở âm đạo hoặc máu của mẹ dính vào niêm mạc hay vết thương hở của bé.
- Lây qua việc bé bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hiếm gặp là mẹ bầu bị nhiễm HIV nhưng em bé khi sinh ra vẫn có kết quả âm tính với HIV.
Bệnh HIV có chữa khỏi hoàn toàn 100% được không? Bệnh HIV phải chữa bao HIV mới khỏi?
Ngày nay, bệnh HIV có thể được kiểm soát khả năng lây nhiễm. Liệu pháp điều trị kháng retrovirus (ART) hàng ngày được các bác sỹ khuyến cáo sử dụng có thể làm giảm tải đáng kể lượng virus có trong cơ thể người bệnh. Nhờ đó, người bị nhiễm HIV có tuổi thọ dài hơn và sức khỏe tốt hơn.
Hiện tại, loài người vẫn không có cách chữa khỏi 100% loại virus HIV. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát loại virus này trong khoảng thời gian nhất định có áp dụng những cách điều trị loại virus.
Nếu đã bị lây nhiễm HIV, người bệnh dù có đang dùng thuốc ART thì loại virus này vẫn sống tốt ở bên trong một nhóm tế bào nào đó được gọi là ổ chứa HIV. Nếu bệnh nhân đã ngừng sử dụng ART, virus có trong ổ chứa có thể tăng đột ngột trở lại. Chính vì thế, hiện tại con người vẫn chưa thể nghiên cứu ra cách chữa trị khỏi hoàn toàn cho người khi bị lây nhiễm HIV.
Phương pháp điều trị HIV
HIV là căn bệnh tuy không có cách chữa khỏi triệt để hoàn toàn 100% nhưng vẫn có cách có hiệu quả cao trong điều trị giúp đa số những người bị nhiễm virus HIV có khả năng sống thọ hơn và có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân nhiễm HIV thường được các bác sĩ khuyến cáo điều trị kéo dài theo phác đồ trị liệu ART, người bệnh sẽ được trung tâm y tế cấp phát thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Phương pháp điều trị bệnh lý HIV này có khả năng làm giảm đáng kể số lượng virus HIV tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh. Hầu hết, các trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV đều có thể kiểm soát được lượng virus tối thiểu trong vòng 06 tháng. Chúng tôi đã có bài viết riêng về cách điều trị HIV một cách cụ thể và chi tiết, mời bạn đọc tìm kiếm theo link để tham khảo nhé ạ.
Que test HIV sử dụng tại nhà có chính xác được không ?
Sử dụng que test xét nghiệm HIV tại nhà sẽ giúp bạn có kết quả ngay lập tức mà không cần phải đi tới gặp bác sĩ hay phải đi khám ở các cơ sở y tế. Do đó, có không ít người nghi ngờ về độ chính xác của các loại test xét nghiệm nhanh của căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì nhìn chung, tất cả các loại test xét nghiệm nhanh HIV tại nhà đều đã được công nhận có độ chính xác cao. Dù vậy, nhưng với xét nghiệm lấy máu tại trung tâm y tế, thì bạn sẽ cần thời gian sau khi phơi nhiễm với virus HIV dài hơn nên sẽ có kết quả chính xác hơn so với que test nhanh.
Nhiễm HIV ở giai đoạn cuối
Khi người bị nhiễm HIV tiến triển tới giai đoạn AIDS, các tế bào lympho T-CD4 sẽ bị giảm đáng kể và tải lượng virus tăng nhanh chóng. Khi CD4 của một người bình thường giảm xuống dưới 200 tế bào trên một milimet khối máu thì họ được chẩn đoán là bị nhiễm HIV ở giai đoạn cuối cùng, hay còn gọi là AIDS. Một khi bệnh HIV tiến triển thành AIDS, tỷ lệ tử vong ở người bị nhiễm HIV là rất cao. Nếu không được điều trị, những người bệnh nhiễm HIV tiến triển đến AIDS thường chỉ sống thêm được trong khoảng 3 năm tiếp theo. Còn nếu trường hợp người bị lây nhiễm mắc phải một bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống sẽ giảm xuống chỉ còn 1 năm.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ vượt trội của y học hiện nay, việc điều trị và kéo dài thếm thời gian sống cho bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối là rất khả quan. Nhờ những tiến bộ mới trong việc nghiên cứu và sản xuất thuốc, tuổi thọ của những người bị nhiễm bệnh HIV/ AIDS đã tăng lên đáng kể. Việc sử dụng thuốc kết hợp trong việc điều trị HIV sẽ giúp ngăn cản sự sinh trưởng của virus HIV và xây dựng lại một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh của cơ thể. Những loại thuốc này có thể rất tốn kém và khó dung nạp vào cơ thể do chúng có nhiều tác dụng phụ, nhưng bạn phải cố gắng sử dụng thuốc đều đặn, theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dừng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, việc uống đủ loại thuốc chữa trị cũng rất quan trọng. Những người bị nhiễm HIV có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể sử dụng thuốc điều trị để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân nên dùng các loại thuốc phòng ngừa này cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 trong cơ thể đã vượt qua mức an toàn.
Câu trả lời cụ thể về câu hỏi HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu là điều không bao giờ có. Nguyên nhân là bởi vì thời gian sống của những người nhiễm HIV thời kỳ cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như ý chí, tinh thần; sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị, thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, khả năng chấp nhận thuốc của cơ thể người bệnh…
Cách hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm khi sống chung với người HIV
Để hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm cho người khác khi bị HIV, bạn có thể sử dụng những cách sau:
- Sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Bao gồm có các biện pháp như: sử dụng bao cao su và thuốc dự phòng HIV trước phơi nhiễm PrEP.
- Không được sử dụng chung kim bơm tiêm với những người bị nhiễm HIV
- Đối với người đã bị nhiễm HIV, hãy tham gia chữa trị đều đặn và thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì tải lượng virus ở mức ổn định và không thể phát hiện được.
Trên đây chính là những câu hỏi thường gặp nhất về căn bệnh HIV. Để được giải đáp những vấn đề thắc mắc khác, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại ở trên màn hình. Và bạn cũng đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này tới nhiều người để họ cùng được biết nhé.
Chia sẻ: