Thời gian phát hiện giang mai

Thời gian phát hiện giang mai nếu được biết sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Nhưng thời gian phát hiện giang mai trong bao lâu? Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai như thế nào, không phải ai cũng biết. Vậy nên, để có được câu trả lời, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau đây nhé.

1. Thời gian phát hiện giang mai

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất khó để phát hiện. Bởi thời gian ủ bệnh ở mỗi người khác nhau, tùy theo cơ địa, sức khỏe của mỗi người. Có người một vài tuần, có người thời gian ủ bệnh đến vài tháng, hoặc cả năm. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị mắc bệnh giang mai, thường ủ bệnh từ 9 – 90 ngày và thời gian trung bình khoảng 21 ngày. Thời gian phát hiện giang mai được chia làm 3 giai đoạn chính:

1.1. Bệnh giang mai giai đoạn 1:

Khi mới bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, bệnh sẽ kéo dài từ 1 – 5 tuần. Lúc này, vùng dưới sẽ xuất hiện các triệu chứng khác lạ, đặc biệt là các vết loét ở bộ phận sinh dục. Và đó cũng là thời gian phát hiện giang mai sớm nhất. Những vết loét này thường không gây đau đớn hay tấy đỏ và có thể tự biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần. Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, không đi khám chữa, khiến bệnh giang mai nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 2.

Bệnh giang mai giai đoạn 1

1.2. Bệnh giang mai giai đoạn 2:

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2, sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai rõ hơn. Đó là những nốt sần màu hồng đỏ, nhìn thoáng qua giống như các nốt phát ban. Các nốt này sẽ tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục và dần dần lan tới các vị trí khác như; Lòng bàn tay, bàn chân, lưng,… và các vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, lúc này, các xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum chưa phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng, hậu quả. Do đó, đây là thời gian phát hiện giang mai vẫn ở mức kiểm soát và điều trị dễ dàng.

Ngoài ra, khi giang mai ở giai đoạn 2, người bệnh có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác nữa:

  • Cơ thể mệt mỏi, bị sốt cao.
  • Xuất hiện các hạch bạch huyết.
  • Người cảm thấy đau nhức, khó chịu, uể oải.

Lúc này, nếu bạn không đi khám và điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn bệnh giang mai. Lúc này, người bệnh gần như không có các dấu hiệu bất thường nào, khiến nhiều người chủ quan. Khi bệnh không được chuẩn đoán và điều trị, nó sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 – giai đoạn nguy hiểm, gặp nhiều biến chứng.

Bệnh giang mai giai đoạn 2

1.3. Bệnh giang mai giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 hay còn gọi là giai đoạn cuối, lúc này các triệu chứng bệnh giang mai khá nặng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu không kiểm soát các triệu chứng của bệnh, nó có thể ăn sâu vào trong máu, nội tạng, tấn công lên não,… vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
– Bên cạnh đó, khi bị giang mai giai đoạn cuối, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng liên quan tới; Não, các vấn đề về tủy sống, bệnh tim mạch, chức năng sinh lý, sinh sản,…

2. Cách xử lý khi phát hiện bệnh giang mai?

Tiếp tục chủ đề thời gian phát hiện giang mai và cách xử lý: Theo các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát được, nếu như được phát hiện sớm. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, các xoắn khuẩn phát triển mạnh, không chỉ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe, gây ra các biến chứng nguy hiểm như; Bị tê liệt, mù lòa, loạn thần kinh, nội tạng bị phá hủy,… mà việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nên, khi nghi ngờ mình có các dấu hiệu bệnh giang mai, hãy đến ngay các phòng khám chuyên về bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh giang mai, để được khám xét cụ thể. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ biết được bệnh giang mai của bạn ở giai đoạn nào và tư vấn cho cách chữa trị phù hợp nhất.

Chia sẻ:

STAY CONNECTED !
Để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ thông báo sớm cho các thành viên cộng đồng về những hoạt động sắp diễn ra...
Đăng ký tư vấn miễn phí