Tiêu chảy HIV là hiện tượng gì và sẽ kéo dài trong bao lâu?
HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và hiện vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. Tiêu chảy HIV cũng là một trong những tình trạng cần được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh gây nên biến chứng là suy giảm hệ miễn dịch. Hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị ngay qua bài viết sau đây nhé.
Tiêu chảy HIV là một triệu chứng nguy hiểm báo hiệu bệnh
Tiêu chảy là một căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra đối với người ở mọi lứa tuổi dù là học sinh hay là người lớn. Trong đó, tỷ lệ người nhiễm HIV bị tiêu chảy sẽ chiếm tỷ lệ vô cùng cao. Khi bị mắc phải những căn bệnh do vi khuẩn, virus hay là ký sinh trùng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy qua đường ăn uống hoặc là tiếp xúc với phân bị nhiễm khuẩn thì bệnh nhân bị nhiễm HIV sẽ rất dễ mắc phải chứng tiêu chảy.
Ngoài ra, những bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm viêm đại tràng hay bệnh dạ dày thì triệu chứng tiêu chảy cũng sẽ xuất hiện, đồng thời còn đi kèm với nhiều biểu hiện khác.
Khi cơ thể của người bệnh bị nhiễm phải căn bệnh HIV thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để kìm hãm sự phát triển của virus nguy hiểm này. Tuy nhiên, chính điều này cũng sẽ gây nên một số tác dụng phụ, bao gồm triệu chứng tiêu chảy.
Trên thực tế, tiêu chảy HIV có triệu chứng không quá khác biệt so với những người bị tiêu chảy thông thường, tuy nhiên tình trạng này sẽ kéo dài hơn. Khi người bệnh bị tiêu chảy do nhiễm virus HIV thì sẽ kèm theo một số dấu hiệu như đau bụng, phân chua và có máu, sốt,…
Khi tiêu chảy HIV không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể sẽ gặp phải nguy cơ bị suy giảm miễn dịch vô cùng nghiêm trọng, khiến cho nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa tăng lên, xảy ra tình trạng mất nước và khiến cho tính mạng của người bệnh bị đe dọa.
Nhìn chung, có thể thấy rằng tiêu chảy do bất cứ nguyên nhân gì cũng cần được điều trị sớm, đặc biệt, đối với bệnh nhân bị HIV lại càng phải phát hiện kịp thời bởi đây là những đối tượng có hệ miễn dịch rất yếu, có nguy cơ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tiêu chảy HIV sẽ kéo dài trong bao lâu?
Tiêu chảy HIV kéo dài bao lâu cũng là một câu hỏi mà nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường hay đặt ra. Trên thực tế, thời gian tiêu chảy HIV diễn ra sẽ còn tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh.
Trong trường hợp người bệnh mắc phải triệu chứng tiêu chảy do nhiễm trùng cấp tính thì số lần bị tiêu chảy sẽ giảm dần chỉ trong vài ngày. Nếu đối với trường hợp đó là do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ARV thì khi đổi thuốc, tình trạng tiêu chảy sẽ biến mất. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng có thể uống nhiều nước, kết hợp với thuốc trị tiêu chảy được các bác sĩ kê đơn.
Thời gian người bệnh tiêu chảy hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những người nhiễm HIV trong giai đoạn mãn tính thì rất có thể sẽ bị suy dinh dưỡng kèm theo tình trạng tiêu chảy nặng và kéo dài. Đây là vấn đề thường thấy của bệnh nhân ở những quốc gia kém phát triển và là thường gặp phải các vấn đề về suy dinh dưỡng.
Những phương pháp được áp dụng để điều trị tiêu chảy HIV
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy HIV mà người mắc bệnh cần biết để có một cuộc sống sinh hoạt như bình thường các bạn nhé.
Bù nước và điện giải
Phương pháp thường được sử dụng nhất để điều trị tiêu chảy HIV chính là bù nước cùng với điện giải. Cụ thể, người bệnh cần phải được bù lại lượng nước mất đi do triệu chứng tiêu chảy đề đề phòng việc bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến tình trạng kiệt sức.
Người bệnh sẽ có một số biểu hiện sau đây nếu bị mất nước:
- Khát nước nhiều hơn so với bình thường.
- Da của người bị nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu bị nhăn lâu khi sau khi véo, độ đàn hồi của da giảm và môi, lưỡi khô, gương mặt xanh xao, hốc hác.
- Mất nước nghiêm trọng có thể sẽ khiến cho người bệnh bị sụt cân.
- Mạch đập nhanh và đồng thời bị tụt huyết áp.
- Trẻ em khi mất nước thường sẽ quấy khóc và phần thóp lõm xuống, kèm theo đi ngoài nhiều lần.
Đối với những triệu chứng trên thì việc bồi lại nước cùng với điện giải có vai trò vô cùng quan trọng khi bệnh nhân bị mắc bệnh tiêu chảy HIV. Bệnh nhân cần phải uống nước nhiều hơn, có thể sử dụng dung dịch điện giải Oresol, tuy nhiên cần pha thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn có in sẵn trên bao bì.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đối với người bệnh
Khi mắc phải căn bệnh tiêu chảy HIV thì cơ thể của người bệnh sẽ trở nên mệt mỏi, rất cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, qua đó giúp cơ thể hồi phục một cách nhanh chóng.
Người tiêu chảy cần ăn thức ăn dạng lỏng hay súp hay cháo thịt,… những thực phẩm có thể tiêu hóa dễ dàng, đồng thời ăn thêm sữa chua để giúp hệ tiêu hóa được bổ sung thêm lợi khuẩn và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, giúp cơ thể hấp thu và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đưa bệnh nhân đến thăm khám kịp thời
Đối với trường hợp bệnh nhân mắc phải triệu chứng tiêu chảy HIV có dấu hiệu bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy kéo dài và nôn mửa nhiều lần, không thể ăn uống được, trong phân có lẫn máu hoặc người bệnh bị mệt mỏi, lờ đờ,… thì người đó cần phải được đưa ngay đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ bù nước cho bệnh nhân thông qua việc truyền tĩnh mạch hoặc là kê đơn thuốc sao cho đúng thể trạng cũng như mức độ bệnh.
Lưu ý về cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy dành cho bệnh nhân bị nhiễm HIV
Những người nhiễm phải căn bệnh HIV thường có sức khỏe và thể trạng vô cùng kém, do đó mà họ cần phải chủ động bảo vệ cơ thể của mình. Để phòng ngừa căn bệnh tiêu chảy HIV thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên để hạn chế sự tấn công của những loại virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Sơ chế rau củ sao cho thật sạch sẽ trước khi chế biến và luôn ăn chính, uống sôi với nguồn nước sạch. Người bệnh tuyệt đối không nên ăn những thức ăn sống và đồ ăn tái chín, thức ăn để lâu ngày và không uống những nguồn nước đang bị ô nhiễm.
- Người bệnh cần phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thức ăn, sau khi xử lý các loại phân cho trẻ hay phân động vật, sau khi chạm tay vào động vật hoặc làm vệ sinh cho người ốm.
- Người mắc bệnh HIV cũng có thể nâng cao sức đề kháng cho bản thân bằng cách bổ sung thêm chất dinh dưỡng với chế độ tập luyện chăm chỉ. Đồng thời, các bạn cũng nên tránh việc hệ miễn dịch bị suy giảm bởi điều này sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm cho người khác bị tăng cao.
Chia sẻ: