NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ GIANG MAI

Yếu tố về chuyên môn

Yếu tố về chuyên môn y khoa một yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị giang mai. Bởi vì nếu người mắc được tiếp cận với phương pháp điều trị hiện đại thì khả năng chữa trị sẽ có hiệu quả cao hơn, thời gian trị liệu cũng được rút ngắn lại đáng kể.

Yếu tố dược học liên quan đến những chất có tính chất chữa trị, những đặc tính về lý hóa của dược chất, kỹ thuật bào chế ra thuốc và trang thiết bị sản xuất ra thuốc… Nếu như, yếu tố về trình độ và kinh nghiệm của y sĩ điều trị còn hạn chế thì yếu tố dược học này sẽ góp phần giúp bạn có quá trình điều trị của bạn được diễn ra tốt hơn, cho hiệu quả cao hơn.

Yếu tố về bệnh nhân

Bên cạnh yếu tố về chuyên môn y khoa thì các yếu tố về bệnh nhân như yếu tố về sinh lý, yếu tố bệnh lý cũng có ảnh hưởng không kém tới quá trình trị giang mai. Nhất là đối với người bệnh bị nhẹ và có thể chữa giang mai tại nhà. Hơn nữa, trong điều trị bệnh thì yếu tố về tâm cũng chính là yếu tố tiên quyết trong việc chữa trị. Do đó, muốn điều trị giang mai có hiệu quả tốt nhất thì cơ thể người bệnh cần có sự đáp ứng tốt cho dược liệu phát huy tác dụng.

Những yếu tố của người bệnh liên quan đến quá trình điều trị giang mai là yếu tố sinh lý, tình trạng sức khỏe của người nhiễm tại thời điểm điều trị và bệnh tình của bệnh nhân tại thời điểm đó.

Yếu tố sinh lý

Yếu tố sinh là những vấn đề như:

  • Cách sử dụng thuốc: là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tác dụng điều trị của thuốc. Đơn vị công ty dược phẩm sản xuất sẽ nghiên cứu, thử nghiệm, bào chế và sản xuất thuốc dưới dạng dùng (uống, ngậm, tiêm…) mà người sử dụng dễ hấp thu nhất để đem lại hiệu quả cao nhất, phát huy được tối đa công dụng mà vẫn tiện lợi khi sử dụng.
  • Tuổi tác: sự khác biệt về tuổi tác cũng gây ảnh hưởng to lớn đến các đặc tính của thuốc trong cơ thể và tác động đến hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Tình trạng sức khỏe của người phụ nữ là người bình thường hay đang có thai hoặc đang cho con bú: Vì đây là những trạng thái sinh lý của người phụ nữ khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên rất cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc.

Yếu tố về bệnh lý

Nếu cơ thể người bị mắc bệnh là một cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh nền như suy gan, suy thận, viêm gan B hay gan nhiễm mỡ thì quá trình chuyển hóa và trừ thải của thuốc sẽ vô cùng nhanh chóng, hiệu quả tăng lên đáng kể. Nhưng đối với một người có sức khỏe kém thì cũng có thể không có khả năng điều trị bệnh nữa.

Tâm lý

Yếu tố tâm lý chính là yếu tố tiên quyết cho quá trình điều trị bệnh. Muốn hiệu quả được cao thì cơ thể phải có những thích ứng với thuốc và dược liệu chữa bệnh. Nếu như bệnh nhân là người có một hoặc nhiều vấn đề tâm lý hoặc có những hành vi có biểu hiện lâm sàng gây ảnh hưởng xấu đến trình trạng của giang mai hiện tại như người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc triệu chứng đau, nôn mửa, ngứa….. Những yếu tố này sẽ làm tăng cao nguy cơ người bệnh có những ảnh hưởng như dằn vặt về tâm lý hoặc tàn tật; tạo cơ hội cho các căn bệnh tiềm ẩn phát triển; hoặc nếu bệnh trở nặng cũng có thể dẫn đến tử vong. Các hành vi về tâm có gây những tác động xấu đến bệnh lý bao gồm:

  • Người có yếu tố không bình thường về tâm lý
  • Chối bỏ sự nghiêm trọng về mức độ của các triệu chứng
  • Không tuân thủ các xét nghiệm và quy định điều trị theo quy định

Điều trị giang mai bằng Penicilin

Giang mai rất dễ chữa trị khi còn ở giai đoạn đầu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị Penicillin. Đây chính là loại kháng sinh điều trị đặc hiệu, được sử dụng phổ biến trong việc điều trị giang mai nói riêng và viêm nhiễm nói chung. Nếu như người bệnh bị dị ứng với thành thần thuốc có loại kháng sinh này, người bệnh nên nói ra để bác sĩ đổi sang cho sử dụng một số loại kháng sinh điều trị khác như azithromycin, doxycycline hoặc ceftriaxone.

Với bệnh giang mai ở giai đoạn sau, sau đã phát triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng hơn về nội tạng và cả thần kinh, người bệnh sẽ được các bác sỹ tiêm thuốc penicillin vào  tĩnh mạch mỗi ngày. Trong quá trình chữa trị bệnh giang mai, bệnh nhân cần phải tránh việc quan hệ tình dục cho tới khi các vết loét, săng giang mai trên cơ thể lành lại hoàn toàn 100% và phải có sự cho phép của bác sĩ.

Điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 ( giai đoạn sơ phát), đa số các bệnh nhân đều được điều trị theo 1 trong 3 phác đồ chữa trị theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp như sau:

  • Sử dụng Benzathin penicillin G: Tiêm trong 2 tuần liên tiếp với tổng số liều 4.800.000 IU tiêm bắp chân sâu. Mỗi tuần sẽ tiêm 2.400.000 IU, chia làm 2 bên, mỗi bên 1.200.000 IU.
  • Hoặc là sử dụng penicillin Procain G: Với tổng số liều 15.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm tối đa 1.000.000 IU, chia làm 2 lần sáng và chiều, sáng tiêm 500.000 IU, chiều tiêm 500.000 IU.
  • Hoặc là sử dụng benzyl penicillin G tiêm sau khi hòa tan với nước. Tổng số liều cần tiêm là 30.000.000 IU. Mỗi ngày tiêm 1.000.000 IU chia làm nhiều lượt, cứ khoảng 2 – 3h tiêm 1 lượt, mỗi lần tiêm khoảng 100.000 – 150.000 IU.
  • Nếu bệnh nhân có dị ứng với thuốc kháng sinh penicillin, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thay thế bằng thuốc kháng sinh tetracyclin với liều lượng 2g/ngày, sử dụng trong 15 ngày. Một số người bệnh còn được chỉ định sử dụng erythromycin với liều thuốc 2g/ngày, sử dụng tối đa 15 ngày.

Một số điều cần nhớ khi điều trị bệnh giang mai

Giang mai thường sẽ được điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng ức chế tối đa sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Tuy nhiên, do loại bệnh này vẫn chưa có vắc xin phòng tránh nên việc phòng bệnh vẫn hơn là đi chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể tự phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách biện pháp và tuân thủ đúng những lời khuyên sau:

  • Không được phép quan hệ tình dục với nhiều người một cách bừa bãi. Chung thủy với quan điểm một vợ một chồng.
  • Sử dụng biện pháp phòng tránh như bao cao su để giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh tình. Đặc biệt phải chú ý che chắn các vùng da bị tổn thương do giang mai.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc kích thích có tác dụng phụ và các sản phẩm như rượu bia để phòng tránh các hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Không sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với những người khác để phòng tránh lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt da và có khả năng lây qua các vết thương hở.
  • Nếu mẹ bầu phát hiện mang bệnh giang mai trước khi sinh con thì người mẹ cần phải thông báo với bác sĩ y tế để được hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân và phòng tránh, ngăn ngừa việc lây nhiễm sang cho bé.
  • Tuân thủ đầy đủ lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc tái khám đúng theo lời dặn dò của bác sĩ
  • Tăng cường thêm sức đề kháng bằng phương pháp xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng, giảm stress.

 

Như vậy, ngoài các yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị giang mai thì bạn cũng nên để ý tới một số loại thuốc điều trị giang mai được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất và những điều cần phải tránh sau khi khỏi bệnh để tránh bị tái nhiễm.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo