BỆNH SÙI MÀO GÀ Ở MIỆNG VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO

Biểu hiện sùi mào gà ở miệng

Bệnh sùi mào gà thuộc nhóm bệnh xã hội, do sự tấn công của virus HPV, với biểu hiện bên ngoài là hạt nhỏ có dịch màu trắng đục bên trong giống như hoa súp lơ hoặc hoa mào gà . Sùi mào gà có thể  xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nếu có tiếp xúc với mầm bệnh, phổ biến nhất là vùng da và sinh dục, miệng, lưỡi.

Virus HPV xâm nhập vào miệng gây ra sùi mào gà ở miệng. Đáng lo ngại, các triệu chứng thường nhầm lẫn với viêm họng, loét do nhiệt miệng nên người bệnh thường bỏ qua hoặc điều trị không đúng cách.

Các biểu hiện của sùi mào gà ở miệng thường rất nhẹ ở giai đoạn đầu nên người bệnh dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý khoang miệng thông thường khác như nhiệt miệng hay viêm họng,…

5befcd09486e7f204dd6359b_hon-dan-den-sui-mao-ga-o-mieng
Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở miệng
 

Sau một khoảng thời gian, sùi mào gà ở miệng bắt đầu có những biểu hiện dần trở nên rõ rệt hơn như: Đau họng, đỏ lưỡi, khoang miệng sưng tấy, bệnh nhân cảm giác khó ăn, hôi miệng.

Sau đó, trong khoang miệng, các nốt mụn đơn lẻ trông giống như hoa mào gà dần xuất hiện, chúng bắt đầu tăng dần số lượng và kích thước, các nốt mụn có màu trắng hoặc hồng và lan rộng ra tạo bề mặt gồ ghề, xù xì. Những nốt mụn thường có  dịch nước bên trong. Khi bệnh nhân ăn uống, các nốt mụn này sẽ bị viêm và chảy dịch khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các biểu hiện thường rải rác và hầu hết  bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác cho đến khi các biểu hiện sùi mào gà ở miệng dần trở nên trầm trọng và phức tạp hơn khiến việc điều trị trở nên khó khăn và rất tốn kém.

Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nếu thấy mình có biểu hiện khó chịu trong khoang miệng, nhất là khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Đối tượng thường bị sùi mào gà ở miệng

Các đối tượng thương có yếu tố nguy cơ đối với sùi mào gà ở miệng bao gồm:

Đối tượng có nảy sinh quan hệ tình dục bằng đường miệng. Trong số này, nam giới có nguy cơ mắc cao hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc.

Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Theo nghiên cứu, có từ 20 bạn tình trở lên trong đời có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV qua đường miệng lên đến 20%.

Các đối tượng thường hút thuốc: Được chứng minh có thể thúc đẩy sự xâm nhập của HPV. Hít phải khói thuốc lá nóng có thể làm hỏng niêm mạc miệng và làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

Các đối tượng thường sử dụng rượu bia đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Hôn miệng: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây cũng là một yếu tố nguy cơ. Điều này là do nó có thể tạo ra một con đường cho virus lây lan từ miệng người bệnh sang miệng người bình thường.

Đối tượng giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng cao hơn nữ giới

Tuổi tác: Đây cũng là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển của ung thư hầu họng. Càng lớn tuổi, nguy cơ càng cao vì bệnh phát triển càng lâu.

Hệ thống miễn dịch yếu: Thúc đẩy sự phát triển của virus HPV và các mầm bệnh khác.

Sùi mào gà ở miệng ủ bệnh trong bao lâu 

Trên thực tế, do thời gian ủ bệnh tương đối lâu nên hầu hết người bệnh không nhận ra mình bị nhiễm virus HPV cho đến khi đi xét nghiệm hoặc có những biểu hiện nặng mới biểu hiện ra bên ngoài. Vậy sùi mào gà thường ủ bệnh trong thời gian là bao lâu?

Vì bệnh sùi mào gà là một bệnh xã hội lây truyền nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh khá lâu nên hầu hết người bệnh đều không biết rằng mình đã bị nhiễm virus HPV dẫn đến tình trạng bệnh càng lây lan ra cộng đồng.

Trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng ngay lập tức. Chính vì lẽ đó, nhiều người tự cho mình là người khỏe mạnh mà không chủ động đi khám cho đến khi bệnh có những biểu hiện rõ ràng hơn, bệnh ngày càng nặng.

Giải đáp rõ ràng thông tin về thời gian ủ bệnh sùi mào gà kéo dài. Ý kiến ​​chuyên gia: Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường từ 2-9 tháng. Tuy nhiên, khi virus HPV tấn công vào cơ thể, nó thường phát ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Thời gian ủ bệnh của bệnh sùi mào gà và sự khởi phát của bệnh khác nhau ở mỗi người, vì nó thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sức đề kháng của mỗi cá nhân
  • Những thói quen trong các sinh hoạt hằng ngày
  • Yếu tố giới tính cũng gây ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh.

Bệnh sùi mào gà ở vào giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà ở miệng, người bệnh chỉ thấy một vài mảng mụn nhỏ phân bố lẻ tẻ ở miệng, lưỡi, môi hay bên trong má.

Giai đoạn này thường không gây ảnh hưởng hay khó khăn cho người bệnh. Giai đoạn đầu của bệnh rất dễ bị nhẫm lẫn với một số vấn đề khoang miệng thông thường như : nhiệt miệng hoặc viêm họng.

Sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, bệnh sùi mào gà ở miệng xuất hiện với những triệu chứng cụ thể.

Các nốt sùi của bệnh nhân ban đầu nhỏ, màu hồng nhạt, mềm, đường kính 1-2 mm, không đau, không ngứa quanh miệng, lợi, vòm họng và hàm. Sau đó nó sẽ lan ra xung quanh và có thể gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi ăn uống hoặc gây chảy máu họng khi ho.

Một số trường hợp gây các biểu hiện

  • Miệng sưng đỏ
  • Các u nhú màu hồng hoặc trắng trên amidan, lưỡi, môi và lợi gây tê và đau
  • Các u nhú này mềm và không ngứa nhưng dễ chảy máu khi va chạm
  • Sưng và đau ở hàm
  • Khi nuốt người bệnh sẽ có cảm giác vướng.

Bệnh sùi mào gà ở miệng gây tác hại như thế nào

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sùi mào gà ở miệng có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh, bao gồm:

  • Gây tác hại xấu đến tinh thần của người bệnh: U nhú ở miệng gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, bệnh nhân sợ tiếp xúc và giao tiếp với người xung quanh.
  • Tác hại trở ngại giao tiếp: Bệnh sùi mào gà ở miệng gây lở loét, sưng tấy và đau miệng, kèm theo hơi thở hôi, khó khăn cho việc giao tiếp nói chuyện với người khác.
  • Khó ăn: Nốt sùi dễ chảy máu khi cọ sát, vướng víu khi nuốt gây khó chịu khi ăn uống. Bệnh nhân có xu hướng sụt cân và mệt mỏi.
  • Tác hại về sức khỏe: Sùi mào gà gây ra vết thương lở loét, nhiễm trùng và vết thương trong khoang miệng.
  • Nguy hiểm đến tính mạng (xác suất thấp): Một số HPV nhóm 11, 16, 18 có thể gây ung thư khoang miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Thời gian điều trị sùi mào gà ở miệng

Thời gian điều trị sùi mào gà ở miệng mất bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo nguyên tắc chung, thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

Trường hợp sùi mào gà ở mức độ nặng hoặc nhẹ

  • Khi mới khởi phát, tình trạng nhẹ, thời gian điều trị sùi mào gà ngắn hơn.
  • Bác sĩ dùng thuốc để điều trị. Trong khoảng 4 – 6 tuần, các triệu chứng của sẽ dần biến mất.
  • Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ lâu hơn.

Sức đề kháng của người bệnh

ly-do-ban-nen-tap-the-duc-moi-ngay-83960
Tập thể dục tăng sức đề kháng chống lại bệnh sùi mào gà
 

Sức khỏe tốt, hệ thống miễn dịch cao sẽ giúp giảm bớt thời gian chữa lành sùi mào gà. Ngược lại, bệnh nhân sức khỏe yếu nên việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn.

Ngoài ra, trình độ y tế, sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng rất quan trọng quyết định thời gian điều trị khỏi sùi mào gà ở miệng

Người bệnh cần thực hiện nghiêm túc các chế độ dinh dưỡng khoa học.

Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng có tác động đến thời gian điều trị sùi mào gà.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo