BỆNH LẬU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CHÚNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ TỚI TÍNH MẠNG KHÔNG?

Bệnh lậu là một bệnh phổ biến của bệnh xã hội. Nó có thể tự khỏi ngay cả khi bạn không điều trị chúng. Nhưng như vậy bệnh đó có nguy hiểm không? Nó có gây tử vong không? Bạn hãy tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh lậu qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm của bệnh lậu

  • Bệnh lậu là một căn bệnh nhiễm vi khuẩn song lậu cầu qua đường sinh dục – tiết niệu, hậu môn, họng. Bệnh thường bị lây trực tiếp khi người bình thường có tiếp xúc tình dục với người bị nhiễm bệnh.
    • Bệnh lậu ở nam thường sẽ có triệu chứng của viêm niệu đạo do lậu

Thời gian ủ bệnh của lậu khuẩn sẽ là từ 3-5 ngày với những biểu hiện như là mủ chảy từ trong đường niệu đạo theo số lượng nhiều và có màu vàng đặc hay vàng xanh cùng với những triệu chứng đái buốt, đái dắt. Nếu nam giới bị viêm toàn bộ đường niệu đạo như đái dắt, đái khó thì sẽ kèm theo sốt và mệt mỏi. Khi này, người bệnh dễ mắc biến chứng là viêm mào tinh hoàn một bên cùng với biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt. Nếu như nam giới bị viêm cả hai bên thì khả năng bị vô sinh là rất cao. 

  • Bệnh lậu ở phụ nữ thường là bị viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo do lậu

Đặc điểm bệnh lậu ở phụ nữ thường là diễn ra trong âm thầm, không biểu hiện triệu chứng bệnh. Do đó, họ sẽ không biết mình bị bệnh nên dễ dàng lây lan vi khuẩn lậu cầu cho người khác. Biểu hiện cấp tính đối với phụ nữ là: đái buốt, mủ có nhiều ở niệu đạo và cổ tử cung với màu vàng đặc hoặc vàng xanh và có đi kèm theo mùi hôi. Biểu hiện đau khi giao hợp.

Cổ tử cung có dấu hiệu đỏ ửng, phù nề, và dễ chảy máu. Niệu đạo có thể bị đỏ, có mủ chảy ra từ bên trong hoặc có dịch đục.Các yếu tố này sẽ có khả năng cao gây ra viêm nhiễm tuyến Skene, viêm tuyến Bartholin, buồng trứng và có thể gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung, vô sinh hay viêm hậu môn, viêm trực tràng.

  • Bệnh lậu được xác định thông qua xét nghiệm là khi nhuộm Gram thì thấy có song cầu bắt màu Gram(-) nằm bên trong và bên ngoài của bạch cầu đa nhân trung tính rồi nuôi cấy và phân lập được lậu cầu. 

Biến chứng nguy hiểm khôn lường của bệnh lậu

Bệnh lậu cũng sẽ có những biến chứng khôn lường nếu như không được chữa trị kịp thời theo đúng phác đồ điều trị.

Nam giới

Biến chứng bệnh lậu có thể gây ra đối với nam giới là:

  • Viêm đường tiết niệu, viêm đường niệu đạo, làm hẹp đường niệu đạo, viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt.
  • Viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, viêm túi tinh,… có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan hệ sinh sản.
  • Nếu bệnh trở nặng thì khả năng mắc ung thư tinh hoàn cũng rất cao.
  • Chảy mủ vàng, xanh ở cơ quan sinh dục và có thể bị đau nhức vùng bẹn.
  • Nguy cơ cao bị lây nhiễm hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.

Nữ giới

Bệnh lậu gây biến chứng có ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của chị em mà còn ảnh hưởng tới cả đời sống sinh hoạt của 2 vợ chồng. 

  • Biến chứng gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng.
  • Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa này dẫn đến hiện tượng đau rát khi quan hệ tình dục. Ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của 2 vợ chồng.
  • Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể gây các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: vô sinh, sinh ra bị dị tật, sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung…
  • Ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm và tâm tư người bệnh.

Cách thức truyền nhiễm

Bệnh lậu có 4 con đường truyền nhiễm chính là:

Lây nhiễm qua đường tình dục

Hầu hết các bệnh nhân đều nhiễm vi khuẩn lậu thông qua con đường này. Quan hệ tình dục đã không an toàn, không lành mạnh thì đều có nguy cơ lây nhiễm. Kể cả việc quan hệ qua cơ quan sinh dục, hay qua đường hậu môn, hoặc qua đường miệng mà có sử dụng biện pháp phòng tránh thì vẫn có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, việc bạn có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình thì nguy cơ bị mắc bệnh cũng rất cao.

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Phụ nữ trong quá trình mang thai nếu bị mắc bệnh lậu thì sẽ rất có dễ dàng truyền vi khuẩn lậu cầu sang cho con trong quá trình sinh đẻ bình thường. Trong khi chuyển dạ, thai nhi sẽ theo ống dẫn sinh đi ra ngoài, khả năng tiếp xúc với xoắn khuẩn ở khu vực cổ tử cung và âm đạo người mẹ rất cao nên trẻ dễ bị lây bệnh.

Lây nhiễm qua đường truyền máu

Con đường lây truyền bệnh lậu cũng có thể xảy ra đối với việc truyền máu, hiến máu của người mắc bệnh lâu cho người bình thường hay sử dụng chung mũi kim tiêm với người bị bệnh hoặc lân lan qua con đường máu trực tiếp khác như vết thương hở.

Lây nhiễm lậu khuẩn qua tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu cầu cũng có thể tồn tại trong bên ngoài môi trường trong các vật dụng đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, nhà vệ sinh, bồn tắm… Do đó, các bạn cũng nên tránh sử dụng chung những vật dụng đó hay tiếp xúc với các vết thương, các vị trí chảy dịch mủ của người bệnh để tránh nguy cơ nhiễm lậu gián tiếp.

Các phương pháp điều trị

Một số phương pháp điều trị lậu được hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số điều  trong cuộc sống hiện nay như: 

  • Chữa trị bằng phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh
  • Bệnh nhân cần có một đời sống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng
  • Điều trị đúng và đủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã đề ra. 
  • Bệnh nhân cần trở lại gặp bác sĩ ngay nếu như vẫn còn xuất hiện những triệu chứng của lậu.

Nguyên nhân bệnh lậu tái phát

Bệnh lậu hoàn toàn có thể tái phát lại sau khi khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, người bệnh vẫn cần có những biện pháp phòng tránh cùng lối sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo triệt tiêu hẳn vi khuẩn lậu cầu và không cho chúng còn có cơ hội để phát triển. Những nguyên nhân có thể khiến bệnh lậu tái phát là:

  • Không điều trị đúng như chỉ dẫn, không kiên trì điều trị: Bởi vì đây là một căn bệnh phụ khoa liên quan đến tình dục nên sẽ có một số bệnh nhân mắc bệnh lậu có tâm lý e ngại, không muốn điều trị. Khi thấy bệnh tình đã có những dấu hiệu thuyên giảm liền nghĩ đã khỏi bệnh mà bỏ điều trị và quan hệ tình dục trở lại gây tái nhiễm bệnh.
  • Tự ý sử dụng nên dùng thuốc không đúng với bệnh tình: Một nguyên nhân khác dẫn đến việc điều trị bệnh lậu không thành công là do người bệnh dùng không đúng thuốc nên sử dụng. Ngoài ra, vi khuẩn lậu cầu cũng có tỷ lệ kháng thuốc cao nên các loại thuốc kháng sinh đã từng dùng trước đây để điều trị nên nếu người bị nhiễm bệnh vẫn cứ sử dụng loại thuốc kháng sinh cũ cho lần bị tái nhiễm thì chắc chắn sẽ không có kết quả cao.
  • Sử dụng thuốc sai cách: Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc sai với chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ khiến thuốc không phát huy được công dụng tối đa hoặc ngừng điều trị làm cho quá trình dùng thuốc bị gián đoạn thì khả trị bệnh triệt để cũng sẽ khiến bệnh tình lâu khỏi hơn, dễ tái phát hơn và khó khăn trong việc chữa trị của lần sau.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tái nhiễm ở bệnh lậu. Việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm tăng khả năng tái nhiễm và giảm khả năng có thể điều trị.

Như vậy, bệnh lậu cũng rất là nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, bạn nên đi tới cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về bệnh lậu cầu.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo