Đau hậu môn và nhiễm trùng hậu môn

Có nhiều bệnh lý biểu hiện bởi triệu chứng đau hậu môn như nứt hậu môn, nhiễm trùng cạnh hậu môn, trĩ tắc mạch hay bệnh lý ác tính hậu môn trực tràng,…

Đau hậu môn và nhiễm trùng hậu môn - Ảnh 1.

Đau hậu môn khi đại tiện là một trong những than phiền thường gặp ở những bệnh nhân đến khám chuyên khoa trực tràng – hậu môn. Có nhiều bệnh lý có thể biểu hiện bởi triệu chứng trên như nứt hậu môn, nhiễm trùng cạnh hậu môn, trĩ tắc mạch hay bệnh lý ác tính hậu môn trực tràng,… Không giống như những bệnh lý khác, nứt hậu môn chỉ biểu hiện đau như cắt khi đi cầu, có thể kèm theo ít máu tươi bên ngoài phân. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ, làm cho bệnh nhân rất sợ mỗi khi đi cầu.

Nứt hậu môn

Nguyên nhân gây nứt hậu môn

Những sang chấn tại chỗ gây căng giãn quá mức ống hậu môn như đi cầu phân cứng khô đã tạo nên vết rách niêm mạc theo chiều dọc ở ống hậu môn. Ngoài ra, tiêu chảy nhiều lần hoặc các bệnh viêm vùng hậu môn trực tràng cũng có thể gây bệnh lý trên. Vết nứt cấp tính thường nông và mau lành nếu điều trị đúng. Vết nứt mãn tính (kéo dài hơn 1 tháng) gây loét sâu đến tận cơ thắt hậu môn, thường do tác nhân gây bệnh chưa được giải quyết. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng nứt hậu môn có sự tưới máu kém và tăng trương lực co thắt của cơ vòng trong hậu môn. Hai điều trên làm cho sự thiếu máu nuôi trầm trọng hơn nữa và hậu quả là vết nứt khó lành, do đó trong điều trị bác sĩ sẽ chú ý đến việc điều chỉnh 2 yếu tố này.

Điều trị nứt hậu môn

Butt pain Stock Photos, Royalty Free Butt pain Images | Depositphotos

Điều trị không phẫu thuật: Đây là cách điều trị căn bản áp dụng cho mọi vết nứt hậu môn nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh và giúp tăng cường máu nuôi đến niêm mạc tổn thương. Phương pháp này có thể làm lành đến 90% các vết nứt cấp tính. Chống táo bón hay làm mềm phân giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân phải uống thật nhiều nước (hơn 2 lít/ ngày) và tăng cường các chất xơ trong bữa ăn như rau cải, đậu, trái,… Uống nhiều nước quan trọng vì nước làm phân mềm nhão nên không thể gây tổn thương hậu môn và cũng tránh tái phát. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể cho sử dụng một số thuốc làm mềm phân để làm giảm triệu chứng đau và chảy máu. Ngâm hậu môn trong nước ấm (40 độ C) 10 – 20 phút, 3 – 4 lần ngày, giúp làm giãn cơ vòng, tăng tưới máu , giảm đau và làm bệnh nhân dễ chịu hơn. Có thể chườm nóng vùng hậu môn, nhưng cẩn thận không để phỏng da.

Bác sĩ có thể cho dùng thêm 1 số loại thuốc mỡ thoa tại chổ thuộc nhóm nitroglycerin hay ức chế canxi giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng nứt, liệu pháp này có thể giúp lành bệnh với tỷ lệ từ 65 – 90%. Tuy nhiên các tác dụng phụ của thuốc trên như nhức đầu, bốc hỏa đỏ mặt, tụt huyết áp,… làm bệnh nhân không thể tiếp tục với liều điều trị kéo dài nhiều tuần. Một phương cách khác cũng được áp dụng là chích độc tố botilinum (Botox) vào cơ vòng trong gây dãn cơ vòng trong khoảng 2 – 3 tháng, vết nứt mãn tính có thể lành đến 60 – 80% các trường hợp, chi phí chích Botox rất cao và cũng hay tái phát.

Khi những điều chỉnh lối sống trên và những phương cách điều trị trên vẫn không làm lành, vết nứt cấp tính có thể chuyển thành mãn tính. Lúc này cần xác định thêm nguyên nhân gây bệnh khác như viêm nhiễm trùng, thăm khám hậu môn dưới gây mê hay tê, đo trương lực cơ vòng trong để xác định tình trạng tăng trương lực. Phẫu thuật là lựa chọn sau cùng để điều trị vết nứt mãn tính không đáp ứng điều trị bảo tồn.

Điều trị phẫu thuật: Điều trị nội khoa có những ưu điểm như có thể có thể lập lại nhiều lần, phối hợp nhiều nhóm thuốc với nhau để gia tăng hiệu quả, ít biến chứng. Tuy phẫu thuật có thể được xem là tiêu chuẩn vàng nhưng ít được áp dụng hơn là điều trị bảo tồn nội khoa vì nguy cơ xảy ra biến chứng trung tiện, đại tiện không kiểm soát (5 – 15%).

Phẫu thuật đơn giản là cắt 1 phần bên cơ vòng trong ống hậu môn (thực hiện dưới gây tê) giúp giảm đau, giãn cơ và lành vết mổ. Bệnh nhân có thể ra viện ngày hôm sau, giảm đau sau mổ vài ngày và lành hẳn vết nứt sau vài tuần. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật lên đến 90%. Thất bại hay tái phát có thể là do cắt cơ vòng không đủ, trường hợp này có thể thực hiện phẫu thuật lại bằng cách cắt bên kia. Nếu cắt nhiều cơ vòng quá thì nguy cơ mất tự chủ trung, đại tiện.

Tóm lại, đau hậu môn khi đi cầu có thể do nứt hậu môn gây ra. Nội soi hậu môn trực tràng và khám có thể xác định được

Nhiễm trùng cạnh hậu môn

Áp-xe cạnh hậu môn là ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hay trực tràng. Dò cạnh hậu môn là 1 đường hầm nhỏ nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng thông với da mông bên ngoài hậu môn, thông thường dò xuất hiện sau áp-xe.

Nguyên nhân gây áp-xe

Các tuyến hậu môn nhỏ tiết nhày, khi bị tắc nghẽn nhiễm trùng bộc phát có thể tạo thành ổ mủ. Túi mủ này phát triển trong mô lỏng lẻo vùng mông và có thể phá ra ngoài da. Một số bệnh lý như viêm đại tràng hay viêm đường ruột có thể gây bệnh dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây dò hậu môn

Sau khi dẫn lưu áp xe, có thể vẫn còn tồn tại 1 đường hầm nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng đó với da bên ngoài. Chảy dịch liên tục từ 1 lỗ bên cạnh hậu môn cho thấy tồn tại đường dò cạnh hậu môn. Nếu lỗ ngoài bị lành bít lại thì dịch tích tụ lại tạo áp xe tái phát.

Triệu chứng của áp xe hay dò cạnh hậu môn

Triệu chứng của cả 2 bệnh lý bao gồm đau dai dẳng vùng quanh hậu môn, đôi khi kèm theo sưng nề, không nhất thiết liên quan đến đi cầu. Những triệu chứng khác bao gồm kích thích da vùng quanh hậu môn, chảy mủ ra ngoài (sau đó hết đau), sốt và cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Có phải tất cả các áp xe đều thành dò cạnh hậu môn

Chỉ có khoảng 50% các áp xe hậu môn sau khi dẫn lưu chuyển thành dò cạnh hậu môn sau đó. Không có phương pháp chính xác nào có thể dự đoán được điều này.

Điều trị áp xe hậu môn

Áp xe được điều trị bằng dẫn lưu mủ từ ổ áp xe ra ngoài, tạo lỗ mở bên cạnh hậu môn để giảm áp lực. Thường có thể thực hiện dưới gây tê tại chổ, những ổ áp xe lớn và sâu hơn có thể được dẫn lưu dưới gây tê vùng hay gây mê. Những bệnh nhân nguy cơ nhiễm trùng cao hơn như suy giảm miễn dịch, tiểu đường cần phải dùng thêm kháng sinh đường toàn thân. Kháng sinh không thể thay thế dẫn lưu mủ, do kháng sinh không thể đi vào vách ổ áp xe được.

Điều trị dò cạnh hậu môn

Cần thiết phẫu thuật để lành đường rò. Mặc dù phẫu thuật thường không phức tạp, nhưng có thể có các biến chứng, do đó tốt hơn nên được bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Nó có thể được thực hiện cùng lúc với mổ áp xe hậu môn, mặc dù những đường rò có thể xuất hiện 4 – 6 tuần sau khi dẫn lưu áp xe, đôi khi nhiều tháng nhiều năm sau đó. Phẫu thuật cắt đường dò thường liên quan đến cắt một phần cơ thắt hậu môn để mở đường hầm, nối lỗ mở trong và ngoài với nhau, chuyển đường hầm thành rãnh thuận tiện cho sự lành từ trong ra ngoài. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân cần nằm lại sau mổ một thời gian ngắn.

Khi nào bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau mổ?

Khó chịu sau mổ cắt đường dò có thể từ nhẹ đến trung bình trong tuần lễ đầu tiên và có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát. Thời gian nghỉ việc để hồi phục thường không nhiều.

Điều trị áp xe hay dò cạnh hậu môn bắt buộc phải có thời gian nghỉ ở nhà vì phải ngâm vùng hậu môn nước ấm 3 – 4 lần/ngày. Dùng thuốc làm mềm phân để đi cầu dễ. Cần phải lót những miếng gạc dưới vết mổ để tránh vấy bẩn quần áo. Đi cầu không ảnh hưởng đến lành bệnh.

Brazil Man Ends Up in Hospital After Performing Nose Job On Himself

Bài viết thực hiện bởi G3VN dưới sự hỗ trợ từ Trung tâm LIFE.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo