BẠN BIẾT GÌ VỀ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM? (PEP)

Trong vòng 72 giờ ngay khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm vì tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết ra từ đối tượng nhiễm HIV thì thuốc sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Đây là loại thuốc có quy định nghiêm ngặt về số liều sử dụng nên hãy cùng theo dõi bài viết để có các thông tin liên quan đến thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) nhé!

Thế nào là thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)?

Bạn đã biết gì về thuốc PEP (Dự phòng sau phơi nhiễm HIV) - Nguyễn Tuấn

Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là việc sử dụng thuốc kháng virus (ARV) để điều trị khi bạn có nguy cơ bị phơi nhiễm để phòng tránh khả năng mắc bệnh HIV. PEP phải được hiện trong khoảng thời gian vàng là 72 giờ tính từ thời điểm bị phơi nhiễm, sử dụng thuốc càng sớm thì hiệu quả càng cao.
PEP thường được sử dụng trong những tình huống nguy cấp, yếu tố thời gian sẽ có những ảnh hưởng quan trọng. Nếu bạn sử dụng thuốc thì phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ trong quá trình điều trị này để mang lại độ an toàn cao cùng hiệu quả nhất định.
Đối tượng có nguy cơ bị phơi nhiễm
Những đối tượng có khả năng bị phơi nhiễm HIV thường nằm trong những trường hợp như sau:
• Đồ bảo hộ (bao cao su) gặp vấn đề như rách, hư hỏng,… khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh HIV.
• Dùng chung kiêm tiêm hoặc sử dụng kiêm tiêm cũ.
• Gặp những quấy rối và tấn công về tình dục.
Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm thực sự có hiệu quả nhưng lại không đảm bảo 100% sẽ tránh được bệnh nên bạn phải có các biện pháp an toàn song song khi sử dụng. Tiếp tục sử dụng bao cao su và có những biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với bạn tình, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Điều trị PEP vào thời điểm nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Tình từ thời điểm ngay sau khi tiếp xúc bạn sẽ có 72 giờ để sử dụng việc điều trị này, mỗi giờ trôi qua đều có giá trị nên bạn phải sử dụng thuốc ngay khi có thể. Sau khi bắt đầu PEP, thì bạn phải tiếp tục tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của quá trình điều trị trong 28 ngày sắp tới để có thể hoàn toàn thoát căn bệnh HIV.
Theo các nghiên cứu từ chuyên gia việc sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm muộn hơn 72 giờ thì mang lại hiệu quả thấp và gần như không có tác dụng ngăn ngừa phơi nhiễm.

Các tác dụng phụ của PEP?

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thường gặp ở bệnh nhân là: mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, mất sức, rối loạn tiêu hóa,tiêu chảy,…Các triệu chứng trên đều có thể tự khỏi khi cơ thể quen với thuốc (3-4 tuần) và không có ảnh hưởng nhiều đến nên bạn có thể điều trị tại nhà mà không cần đến sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thuốc mới có ít tác dụng phụ nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Những điều đặc biệt lưu ý khi điều trị HIV bằng thuốc
Những nguyên tắc bắt buộc khi bạn quyết định điều trị HIV bằng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP):
• Việc điều trị phải dựa hoàn toàn vào chỉ định của bác sĩ, xác định được mức độ của tình huống đó cao hay thấp rồi mới đưa ra quyết định điều trị thuốc cho bệnh nhân.
• Việc điều trị phải được thực hiện sớm, tối ưu trong vòng 72 giờ.
• Đặt thời gian cụ thể cho việc uống thuốc hằng ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ,tiếp tục dự phòng thêm 28 ngày cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao và ngưng sử dụng thuốc ngay khi có kết quả âm tính với HIV.
• Theo dõi quá trình sau khi điều trị để loại bỏ các tác dụng phụ từ thuốc ARV và thực hiện xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.
Ngoài ra không điều trị PEP cho các trường hợp sau:
• Nguồn phơi nhiễm đã thực sự bị nhiễm HIV.
• Người phơi nhiễm đã âm tính với HIV.
• Xác định dịch phơi nhiễm không có nguy cơ lây nhiễm như: nước mắt, nước tiểu, mồ hôi,… không dính máu.
• Người phơi nhiễm liên tục tiếp xúc với bệnh nhân HIV qua đường tình dục không an toàn và sử dụng kiêm tiêm của người nghiện chích ma túy.
Căn bệnh HIV rất nguy hiểm và cần phải được điều trị cẩn thận cho các bệnh nhân và đối tượng bị phơi nhiễm để tránh lây lan ra ngoài cộng đồng. Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thuốc dự phòng sau khi phơi nhiễm (PEP), mong các bạn sẽ thấy bổ ích sau khi theo dõi bài viết này!

Bài viết được thực hiện bởi G3VN dưới sự hỗ trợ bởi PATH.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo