NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIV ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI

HIV là một hội chứng, một căn bệnh xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người nhiễm bệnh. Chúng có ảnh hưởng như thế nào, ảnh hưởng tới những đâu thì bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

Ảnh hưởng của HIV tới sự phát triển của con người

HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người nên chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch. Sau đây chính là những dấu hiệu ảnh hưởng của HIV.

Hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng nhằm bảo vệ cơ thể chống chọi lại với các virus có hại để tránh khỏi bệnh tật và nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu trong máu sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân xấu gây bệnh như virus, vi khuẩn,…

Ở giai đoạn đầu khi bệnh nhân nhiễm HIV, các triệu chứng xuất hiện có thể rất nhẹ. Sau một vài tháng nhiễm bệnh, bạn mới có những triệu chứng như thể bị bệnh giống cảm cúm thông thường kéo dài trong một vài tuần. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhiễm bệnh HIV cấp tính. Virus HIV khi này đã được cơ thể phát hiện ra và tìm cách tiêu diệt. Do đó, các triệu chứng biểu hiện thường không nặng nề. Tuy nhiên, trong cơ thể người bệnh vẫn có một lượng lớn virus HIV trong máu, lý do là vì virus HIV có khả năng có thể né tránh, ức chế hệ miễn dịch và sinh trưởng nhanh chóng.

Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh bị nhiễm hiv cấp tính có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi nhiều về đêm
  • Mắc bệnh tiêu chảy kéo dài
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đau xương khớp
  • Bị viêm họng
  • Nổi phát ban
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Lở miệng hoặc có những vết loét trên đường sinh dục

Giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính được gọi là tình trạng HIV nhiễm trùng tiềm ẩn lâm sàng. Giai đoạn này kéo dài  trung bình từ 8 đến 10 năm. Trong một số trường hợp nhất định, nó còn có thể kéo dài lâu hơn thế. Người bệnh trong giai đoạn này có thể có hoặc không có bất kỳ một dấu hiệu, hay một triệu chứng nào cả.

Bên cạnh việc virus HIV gây ảnh hưởng trực tiếp ở hệ miễn dịch thì loại virus này khi càng phát triển lớn thì số lượng CD4 + sẽ càng giảm đáng kể. Điều này sẽ dẫn đến những triệu chứng như:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Khó thở
  • Ho, sốt kéo dài
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sụt cân không có lý do
  • Bệnh tiêu chảy thường xuyên

Nếu người bệnh bị nhiễm HIV tiến triển đến giai đoạn cuối cùng là bị AIDS thì khi này, cơ thể người bệnh sẽ rất dễ bị mắc nhiễm trùng cơ hội. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm có một loại virus gây mụn cóc được gọi là cytomegalovirus. Loại virus này có thể gây ra những tổn thương ở mắt, phổi, và cả đường tiêu hóa.

Sử dụng phác đồ ART trong chữa trị HIV

Bệnh lý HIV được điều trị bằng phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc có chức năng chống lại virus HIV. Đây là phương pháp chữa trị có tên là liệu pháp kháng virus HIV ART-Antiretroviral therapy. Phương pháp điều trị ART rất được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Liệu pháp này có thể sử dụng cho được tất cả các bệnh nhân bị nhiễm HIV, bất kể họ đã nhiễm loại virus này bao lâu hay họ đang ở trong tình trạng sức khỏe như thế nào. Nếu bệnh nhân không được điều trị, virus HIV sẽ tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch của con người và dần tiến tới AIDS.

Những loại thuốc kháng virus HIV được chia làm 6 nhóm, tùy thuộc vào những cách thức mà chúng ức chế sự sinh trưởng của virus như sau:

  • Thuốc có tác dụng ức chế men sao chép ngược nucleosid nNRTI. Ví dụ: abacavir (Ziagen), zidovudine (Retrovir), và emtricitabine (Emtriva), loại thuốc ức chế này là một trong những loại thuốc ức chế loại enzyme mà virus HIV cần thiết để tái tạo lại trong tế bào;
  • Thuốc có tác dụng ức chế men sao chép ngược không-nucleosid (NNRTI) như là: etravirine (Intelence), efavirenz (Sustiva), và nevirapine (Viramune). Loại thuốc này nhắm đến cùng loại enzyme giống với NRTI, nhưng lại có cấu trúc khác nhau;
  • Các chất có công dụng ức chế men protease (PI) thường được sử dụng như: ritonavir (Norvir), atazanavir (Reyataz) và tipranavir (Aptivus), các chất này có tác dụng ngăn chặn việc virus HIV sản xuất một thành phần. 
  • Thuốc ức chế quá trình nhập bào và ngăn chặn sự xâm nhập của virus HIV vào tế bào T-CD4 như là enfuvirtide (Fuzeon). 
  • Các chất gây ức chế thụ thể CCR5 ở trên bề mặt tế bào CD4, nhằm ngăn chặn việc virus HIV xâm nhập vào các tế bào T-CD4 như là: maraviroc (Selzentry). 
  • Các thuốc gây ức chế sự tích hợp của virus HIV như dolutegravir (Tivicay), thuốc elvitegravir (Vitek Ta) và raltegravir (Isentress), do các loại thuốc này có chức năng ngăn không cho virus HIV tự chèn DNA vào tế bào chủ.

Hầu như các phác đồ trị liệu HIV đều bao gồm ba loại thuốc khác nhau. Trong đó, các bác sĩ  thường kết hợp 3 loại thuốc chính này thành một viên thuốc để bệnh nhân dễ dàng sử dụng hàng ngày. Liệu pháp kết hợp này sử dụng những thuốc điều trị kháng virus, tấn công virus HIV ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau của chu kỳ khi virus nhân lên. Việc kết hợp đồng thời những loại thuốc này sẽ tạo ra một tác dụng đồng hiệp giúp ức chế virus có hiệu quả tốt hơn, nhanh hơn là tổng tác dụng của từng thuốc.

Một số điều cần nhớ khi điều trị HIV

Trong quá trình điều trị HIV, nếu bạn có để ý thì sẽ thấy rằng, virus HIV không lây qua các con đường sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp da kề da mà không có vết thương hở, không dính máu người bị nhiễm HIV;
  • Ôm hoặc bắt tay với người bị nhiễm HIV;
  • HIV không lây qua con đường không khí hoặc đường nước;
  • Việc chia sẻ đồ ăn, đồ uống với người nhiễm HIV kể cả vòi nước uống;
  • Không lây qua nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi;
  • Không lây qua khi sử dụng chung nhà vệ sinh, nhà tắm, khăn tắm, chăn ga;
  • Không lây khi bị muỗi đốt hoặc côn trùng khác cắn.

Một điều đặc biệt cần được lưu ý là nếu có một người bị nhiễm HIV đang trong quá trình điều trị và có số lượng virus quá ít, không thể phát hiện được, thì gần như không có khả năng lây truyền virus cho người khác.

Những biện pháp phòng tránh bệnh HIV

Nhằm giúp mọi người phòng tránh HIV có hiệu quả thì chúng tôi đã sưu tầm được những phương pháp phòng tránh theo từng con đường lây nhiễm riêng biệt như sau:

Phòng ngừa truyền nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

  • Mọi người cần có lối sống an toàn, lành mạnh. Chung thuỷ với chế độ một vợ một chồng và cả hai vợ chồng đều chưa bị nhiễm HIV. Không được có những mối quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Trong trường hợp nếu bạn có quan hệ tình dục với một đối tượng lạ không rõ có bị nhiễm HIV không thì bạn cần phải thực hiện những biện pháp tình dục an toàn để tự bảo vệ cho chính bản thân bạn bằng các biện pháp như là sử dụng bao cao su mới (condom, bao kế hoạch, áo mưa) theo đúng cách.
  • Sử dụng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến nhất là loại Nonoxynol-9 (Menfagol) được sản xuất dưới dạng kem bôi hoặc là viên đặt, hoặc cũng có thể là tẩm vào màng xốp, bao cao su.

Phòng ngừa truyền nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

  • Tuyệt đối không được tiêm chích, sử dụng ma túy.
  • Bạn chỉ nên truyền máu và các chế phẩm của máu khi thật sự cần thiết. Chỉ nhận máu và các chế phẩm về máu khi đã được xét nghiệm, sàng lọc HIV.
  • Hạn chế tối đa việc tiêm chích, chỉ nên sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, đã được tiệt trùng. Không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác. Sử dụng những dụng cụ y tế đã được tiệt trùng trước khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ hay châm cứu…
  • Tránh việc tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch trên cơ thể của người bị nhiễm bệnh HIV
  • Sử dụng riêng các sản phẩm đồ dùng cá nhân như: dao cạo, bàn chải răng, kéo, bấm móng tay,…

Phòng ngừa truyền nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

  • Phụ nữ bị lây nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ con bị lây truyền HIV là 30%. Nếu thai phụ có bầu khi đã bị nhiễm HIV thì phải uống thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, ảnh hưởng của HIV tới sự phát triển của con người là vô cùng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ những phương pháp chữa trị, một số điều cần nhớ khi điều trị nếu như bạn là người đang nhiễm HIV. Hi vọng, bài viết này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh HIV tới bạn.

Gọi điện thoại
0906.200.902
Chat Zalo